Moody's nâng hạng tín nhiệm đối với MSB | |
10 năm xếp hạng ICT Index: Thước đo hiện đại hóa của ngành Tài chính |
S&P nhận định nước ta vẫn đối mặt với một số rủi ro nhất định. |
TheângbậchệsốtínnhiệmquốcgiacủaVNlêkết quả lượt đi cúp c2 châu âuo nhận định của S&P, tăng trưởng vĩ mô vững chắc trong một thời gian dài và ổn định chính trị phản ánh cải thiện rõ rệt về nền tảng thể chế của Việt Nam. Theo đó, S&P dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ được duy trì trong thời gian tới, góp phần cải thiện hồ sơ tín dụng của nước ta. Triển vọng ổn định thể hiện dự báo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh, phản ánh môi trường hoạch định chính sách của nước ta dần được cải thiện.
S&P đánh giá công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đưa ra những định hướng chính sách rõ ràng, góp phần cải thiện ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát hiệu quả. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được nhiều thành quả ấn tượng, duy trì tốc độ tăng trưởng thực bình quân 6,2%/năm kể từ năm 2012 đến nay.
Những cải cách quyết liệt của Chính phủ đã góp phần giữ vững vị thế của Việt Nam như một điểm đến đầu tư hấp dẫn và thân thiện. Ngoài ra, việc ký các Hiệp định thương mại tự do nhiều khả năng sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh thương mại của Việt Nam và đẩy mạnh cải cách về môi trường pháp lý.
Đây là những thành tựu đáng ghi nhận kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giai đoạn hệ thống ngân hàng trong nước gặp nhiều khó khăn từ đầu thập kỷ này.
Tuy là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, S&P đánh giá nền kinh tế Việt Nam có tính đa dạng cao. Nền tảng vĩ mô vững chắc tiếp tục hỗ trợ hiệu quả hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Tuy tăng trưởng tín dụng một vài năm gần đây ở mức tương đối cao, S&P nhận định tín dụng không phải là động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo. Tổ chức này đánh giá rủi ro mang tính hệ thống từ bong bóng bất động sản là hạn chế. S&P dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực của nước ta sẽ đạt 5,7%/năm từ nay đến năm 2022, cao hơn mức bình quân của các nước với mức thu nhập tương đồng.
Tuy ghi nhận triển vọng tăng trưởng tốt của Việt Nam khả năng vẫn được duy trì trong các năm tiếp theo, S&P nhận định nước ta vẫn đối mặt với một số rủi ro nhất định.
Từ bên ngoài, tranh chấp thương mại giữa các quốc gia lớn có khả năng ảnh hưởng đến tiềm lực xuất khẩu trong ngắn hạn do nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn. Từ trong nước, trong trường hợp nỗ lực củng cố tài khóa không đạt được mục tiêu đề ra có thể gây áp lực lên hoạt động huy động vốn cho nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở mức cao.
Theo đánh giá của hãng xếp hạng này, hệ thống ngân hàng của Việt Nam nhìn chung vẫn còn những yếu kém thể hiện thông qua quy mô vốn mỏng và chất lượng tài sản hạn chế. Đây cũng là một rủi ro đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam.
Nhìn chung, các chỉ tiêu kinh tế đối ngoại của Việt Nam được đánh giá tích cực. Quy mô nợ nước ngoài của Việt Nam được cải thiện. Tuy trong thời gian tới khả năng Việt Nam tiếp cận nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài sẽ giảm dần, S&P nhận định yếu tố này sẽ không gây ra áp lực cho lĩnh vực tài chính đối ngoại của Việt Nam.
S&P có thể cân nhắc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam nếu nền tảng kinh tế vững chắc và môi trường thể chế dẫn đến cải thiện kết quả tài khóa tốt hơn kỳ vọng, và rủi ro hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm sâu. Tổ chức này có thể cân nhắc hạ bậc Việt Nam nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại đáng kể, phát sinh áp lực lớn đối với khu vực ngân hàng, các chỉ tiêu về tài khóa diễn biến tiêu cực dẫn đến tăng tỷ lệ nợ Chính phủ ròng so với GDP.
Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số phản ánh tổng thể diễn biến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính, tiền tệ, tín dụng và khả năng hoàn trả đúng hạn tiền gốc, lãi trong danh mục nợ quốc gia. Như thế, việc cải thiện hạng mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam giúp làm giảm chi phí vay vốn trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước cũng được hưởng lợi khi họ có thể tiếp cận với các nguồn vốn có chi phí rẻ. |