【cách cá độ bóng đá tài xỉu】Khởi nghiệp từ cây bồn bồn

作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 09:14:18 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Nhắc đến cây bồn bồn trên vùng đất Trần Văn Thời, mọi người nghĩ ngay đến xã Phong Lạc và chàng thanh niên Đào Văn Sinh, người tiên phong, khởi nghiệp thành công khi mạnh dạn chọn cây bồn bồn làm kinh tế.

Sau nhiều năm quay lại vùng đất Tân Bằng, cái nôi của mô hình trồng bồn bồn, thật ngỡ ngàng khi mặc dù mùa hạn gay gắt, mực nước dưới sông đã lên tới 25-30%o, vậy mà nhiều cánh đồng bồn bồn vẫn miệt mài vươn mình phát triển, cho nông dân những ngày thu hoạch. Ờ, thì cây bồn bồn bây giờ đâu phải là trồng đại, trồng chơi, là mô hình kinh tế hẳn hoi đấy chớ. Bởi vậy, trong cách trồng trọt, làm ăn, bà con nông dân nơi đây tính toán, hoạch định rõ ràng.

Từ cây bồn bồn khởi nghiệp, anh Đào Văn Sinh (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) đưa gia đình thoát cảnh khốn khó, vươn lên khá giàu.

Khi nói về cây bồn bồn trên quê hương mình, Trưởng ấp Tân Bằng Trương Văn Giang phấn khởi: “Phải nói là từ đưa cây bồn bồn làm kinh tế, đời sống bà con vươn lên hẳn, có không ít hộ thoát nghèo nhờ cây bồn bồn. Đồng thời, vào mùa nước, bồn bồn thu hoạch nhiều còn tạo việc làm cho những bà con nhàn rỗi nhờ việc nhổ, lột bồn bồn mướn. Mô hình trồng bồn bồn đem lại thu nhập khá cao, trên 100 triệu đồng/năm. Ở ấp sơ sơ cũng có 20 hộ trồng bồn bồn làm kinh tế”.

Cây bồn bồn giúp bà con đổi đời. Bởi vậy, những hộ nhìn thấy được hiệu quả, tương lai của cây bồn bồn trên vùng đất mặn này sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu đồng đầu tư khoan giếng nước để trồng bồn bồn quanh năm thay gì chỉ trồng được những tháng mùa mưa. Đất nuôi tôm vỏn vẹn chỉ có 4 công, đất ít, nuôi tôm quảng canh truyền thống thất nhiều hơn thu nên cuộc sống gia đình chưa lúc nào thoát khỏi 2 chữ bẩn chật. Thấy bà con trong vùng trồng bồn bồn có đồng tiền thoải mái, cây bồn bồn không chỉ dễ trồng, dễ chăm sóc mà còn phù hợp với những hộ đất ít nên ông Võ Văn Đức quyết định chọn cây bồn bồn làm mô hình kinh tế chính của gia đình và mạnh dạn khoan cây nước để trữ nước ngọt, trồng bồn bồn quanh năm.

Ông Đức chia sẻ: “Đến nay, tôi chuyển sang trồng bồn bồn đã được 3 năm, sống khoẻ hơn trước nhiều. Ngày nào nhổ là có thu nhập đều đều, vài trăm ngàn đồng. Như mùa hạn này, mỗi ngày nhổ cũng được 20 kg, giá 17 ngàn đồng/kg, cũng được hơn 300 ngàn đồng rồi”.

Nuôi tôm lúc đặng lúc thất. Những năm đầu mới chuyển dịch khi trồng được cây lúa, có rơm rạ làm thức ăn cho tôm, môi trường nước không bị ô nhiễm, người nuôi tôm cũng có được đồng ra đồng vô. Vài năm sau, tình hình nuôi tôm càng khó khăn. Đó cũng là lý do mà anh Đào Văn Sinh quyết định từ bỏ con tôm, trồng bồn bồn làm kinh tế.

Anh Sinh bảo: “Nhìn lại chặng đường qua, tôi thấy quyết định năm xưa là quyết định đúng đắn trong đời. Nếu không có sự mạnh dạn đổi thay ngày ấy thì cuộc sống gia đình tôi làm gì được như hôm nay”.

Bồn bồn, loại cây đơn sơ, hoang dại vậy mà mùa mưa, trồng xuống đâu là đâm rễ, vươn mình phát triển mạnh mẽ đến đó. Không bao lâu, cánh đồng bồn bồn đã xanh mướt, đem lại những “mật ngọt” đầu tiên.

Bà Đặng Thị Thoa (mẹ anh Sinh) bộc bạch: “Cả nhà cùng nhau làm, đàn ông thì nhổ, đàn bà lột. Ban đầu trồng chỉ có 4 công, 1 ngày nhổ mấy chục ký, 1 kg thương lái mua 20 ngàn đồng, 1 ngày mấy trăm ngàn đồng. Đối với gia đình tôi số tiền đó nhiều lắm, thời nuôi tôm lâu lắm mới có. Ngày nào cũng thu nhập đều đều vậy”.

Được đà tấn tới, anh Sinh quyết định sẽ làm giàu từ loại cây dân dã này. Anh mạnh dạn đầu tư giếng nước để trồng bồn bồn quanh năm. Lợi nhuận 1 năm được bao nhiêu, anh gom góp sang đất dần và sau 6 năm trồng bồn bồn, từ vài công đất ít ỏi ban đầu, anh đã có được hơn 20 công đất. Cuộc sống gia đình khấm khá. “Mỗi năm thu nhập cầm chắc trên 100 triệu đồng”, anh Sinh không giấu niềm vui chia sẻ.

Mong muốn làm giàu và khát khao vươn lên luôn là bản tính đáng quý của những nông dân tay lấm chân bùn trên vùng đất Cà Mau. Cây bồn bồn đã khẳng định hiệu quả, họ lại tính toán làm ăn, hy vọng sẽ có thu nhập cao hơn trên đồng đất quê mình. Nước ngọt - cá đồng, bao đời đã là mô hình sinh thái đặc trưng của vùng đất Cà Mau xa xưa. Thấy sẵn có nước ngọt, trồng bồn bồn chỉ có bón phân lai rai, chẳng xịt thuốc gì cả, là môi trường thuận lợi để cá đồng sinh sôi, phát triển nên anh Sinh kết hợp thả nuôi các loại cá đồng xen kẽ trên diện tích trồng bồn bồn.

Anh Sinh cho biết: “Trên diện tích trồng bồn bồn, tôi thả nuôi cá thác lác, cá bổi, cá lóc. Tôi bắt dần, bỏ mối cho vựa cá, ngày vài ký. Cá thác lác có giá 70-80 ngàn đồng/kg, cá bổi 50 ngàn đồng/kg, cá lóc dao động từ 100 ngàn đồng trở lên. Nói chung, cũng có thu nhập lai rai, thêm mình cũng tiết kiệm được chi tiêu trong gia đình”.

Đâu dừng lại ở trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng làm kinh tế, nông dân ấp Tân Bằng còn đang tính toán đến câu chuyện làm kinh tế từ dịch vụ câu cá giải trí. Mở được dịch vụ câu cá giải trí từ tết đến nay, cơ sở câu cá giải trí của anh Nguyễn Hoàng Thanh đã có được vài khách quen. Anh Thanh phấn khởi cho biết: “Một vé tôi thu 200 ngàn đồng. Khách vô thoải mái, câu trong một ngày, câu được bao nhiêu thì lấy về. Có nhiều người vô câu dính cá lắm, người ta thích. Mới mở gần 2 tháng thôi mà thu nhập đã được chục triệu rồi”.

4 khu trồng bồn bồn, với diện tích 40 ngàn mét vuông, anh Thanh thả nuôi các loại cá đồng, chủ yếu là cá lóc, cá bổi. Ban đầu dự định của anh Thanh là làm kinh tế từ trồng bồn bồn, khi thấy mô hình này cho thu nhập khá cao. Qua hơn 1 năm trồng bồn bồn, anh Thanh chợt suy nghĩ: “Hiện nay, nhiều người có sở thích câu cá giải trí, để giảm đi căng thẳng, mệt mỏi sau giờ làm việc, lao động, để thoả đam mê. Thậm chí, có người sẵn sàng bỏ ra bạc triệu để sắm cần câu ưng ý. Vậy tại sao mình có điều kiện sẵn mà không mở dịch vụ để ai có nhu cầu thì tìm đến, còn mình cũng có thu nhập”.

Nghĩ là làm, anh Thanh bắt đầu biến ước mơ xây dựng mô hình vừa làm kinh tế vừa làm dịch vụ giải trí. Anh Thanh bộc bạch: “Để thu hút được khách, trước tiên cơ sở của mình phải giữ chữ tín, tức là ao có cá. Chớ khách vô câu, mình thu tiền xong mà câu không có cá thì người ta chỉ đến 1 lần. Muốn khách đến rồi đến nữa thì ao mình phải câu được cá, đáp ứng được mong muốn của họ. Vì vậy, ao trồng bồn bồn tôi thả nuôi rất nhiều cá, khi mùa mưa xuống, cá sinh sản thì bảo vệ để sản lượng cá nhiều hơn”.
Trăn trở đối với mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá, anh Thanh tâm sự: “Mô hình này phải nói rất triển vọng, nhưng ngặt nỗi tôi cũng như nhiều bà con trồng bồn bồn đang gặp khó, không phải ai cũng có điều kiện để khoan cây nước để trồng bồn bồn được quanh năm. Để có thể trồng bồn bồn, nuôi cá đồng được mùa hạn này, tôi phải gia cố bờ bao chắc chắn, trữ nước ngọt vào mùa mưa trước trên tất cả các ao. Mong muốn được hỗ trợ khoan cây nước để việc trồng trọt được ổn định, dễ dàng hơn”.

Không phải hộ nào cũng có điều kiện khoan cây nước để trồng bồn bồn quanh năm. Thế là, có những hộ mùa mưa thì trồng bồn bồn làm kinh tế, còn mùa hạn phát bồn bồn tạo phân, cải tạo môi trường nước rồi quay lại nuôi tôm. Như gia đình ông Đào Văn Hùng, nhiều năm nay ông kết hợp cả mô hình ngọt và mô hình mặn.

Ông Hùng chia sẻ: “Trồng bồn bồn cho hiệu quả kinh tế cao lắm, thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng. Nhưng do không có điều kiện trồng quanh năm như hộ khác nên mùa mưa thì tôi trồng bồn bồn, mùa hạn thì nuôi tôm. Mà lạ, gốc, thân cây bồn bồn phát xuống phân huỷ tạo môi trường nước tốt, thức ăn cho tôm, nuôi tôm đạt hơn trước nhiều”.

Mỗi người một cách tính, hướng đi riêng, nhưng chung quy lại là hoạch định cho cuộc sống, là cái nhìn đầy hy vọng về tương lai. Màu xanh ngát của những cánh đồng bồn bồn vào mùa nắng cháy tuy không mướt, không dồi dào, không đẹp vào những lúc mưa ngập đồng nhưng làm dịu đi cái nóng bức, gay gắt của ánh nắng buổi trưa. Hy vọng rằng, ngày quay trở lại vùng đất này sẽ có thêm nhiều câu chuyện mới về bồn bồn, về những câu chuyện làm ăn của nhà nông./.

Ngọc Minh

最近更新