Hải quan Hà Nội truy thu hơn 400 tỷ đồng tiền thuế | |
Hải quan Hà Nội: Đã công nhận hơn 100 địa điểm kiểm tra tại nhà máy,ảiquanHàNộitháogỡnhiềuvướngmắcchodoanhnghiệcúp bóng đá pháp chân công trình | |
Hải quan Hà Nội: Sự hài lòng của doanh nghiệp ngày một cao | |
Hải quan Hà Nội quyết tâm thu ngân sách nhà nước vượt 5% chỉ tiêu |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc. Ảnh: N.Linh. |
Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL-VNPT đề nghị cơ quan Hải quan nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) đảm bảo chủ hàng có thể xem/kiểm tra được các tờ khai hải quan điện tử trị giá thấp nhưng do DN chuyển phát nhanh/là đại lý làm thủ tục hải quan khai. Hệ thống hải quan nên rút ngắn thời gian đồng bộ hóa dữ liệu từ 24h xuống còn 3h kể từ khi DN nộp đủ tiền ấn định thuế, phạt chậm nộp và các khoản thuế phí khác nếu có.
Về vấn đề của DN, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, hiện nay theo thiết kế của hệ thống VNACCS/VCIS thì hệ thống đồng bộ dữ liệu vào 24h:00 hàng ngày, do vậy, nếu DN đã nộp tiền ấn định hay nợ cưỡng chế thì sau 0h DN sẽ khai được không nhất thiết là sau 24h. Còn việc nộp thuế trong khai thông quan thì được đồng bộ tức thời.
Công ty Maxcore hỏi: Làm thế nào để biết trên phần mềm tờ khai của DN đã được hủy khi trước đó DN đã trình công văn bản giấy hoặc truyền dịch vụ công trực tuyến?
Trả lời vấn đề của DN, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, việc hủy tờ khai quy định DN phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan Hải quan thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Sau khi cơ quan Hải quan chấp nhận hủy có phản hồi lại cho DN qua hệ thống này, hoặc DN có thể tra cứu trạng thái tờ khai trên hệ thống website hải quan (https://customs.gov.vn) tại mục “Tra cứu tờ khai”. Tại phần mềm tờ khai của DN thì DN có thể tự cập nhật thông tin để theo dõi.
Là công ty mới, Công ty CP sản xuất tôn Đoàn Minh muốn hỏi cách thức áp mã HS đúng quy định đối với mặt hàng là hóa chất nhập khẩu.
Về câu hỏi của DN, Cục Hải quan Hà Nội trả lời như sau: Khi tiến hành phân loại hàng hóa phải căn cứ vào các văn bản pháp quy hiện hành, cụ thể, căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan quy định: “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin có liên quan đến hàng hóa XK, NK để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam”; căn cứ Thông tư 14/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa là hóa chất NK, để phân loại hàng hóa cho đúng phải căn cứ vào cấu tạo, thành phần của hóa chất. Việc này không thể xác định được bằng kiểm tra thực tế hàng hóa, do vậy, công ty cần phối hợp với chi cục hải quan tiến hành lấy mẫu gửi cơ quan kiểm định hải quan để tiến hành việc phân tích, phân loại hàng hóa theo quy định.
Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam hỏi: Quy định tại Khoản 21 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC về việc mang hàng về bảo quản phải có kho bãi kèm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất gây khó khăn cho DN.
Trả lời câu hỏi của DN, đại diện Cục Hải quan Hà Nội cho biết, việc quy định cho phép DN được mang hàng về bảo quản là ưu đãi dành cho DN, để được áp dụng chính sách ưu đãi thì phải có điều kiện đi kèm. Cụ thể, tại Khoản 21 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, một trong những tài liệu cần có trong hồ sơ đề nghị đưa hàng về bảo quản là tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản là kho bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, đối với địa điểm đưa hàng về bảo quản là địa chỉ trụ sở, cơ sở sản xuất của người khai hải quan đã được đăng ký theo giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 bản chụp sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, địa điểm thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng; Trường hợp địa điểm bảo quản hàng hóa là địa điểm kiểm tra tại chân công trình hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy đã được cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố quyết định công nhận theo quy định tại Điều 102 Thông tư này: 01 bản chụp Quyết định công nhận; Đối với địa điểm đưa hàng về bảo quản khác: 01 bản chụp các chứng từ chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm bảo quản hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 84/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Tài liệu trên, người khai hải quan chỉ phải nộp lần đầu tiên khi đề nghị đưa hàng về địa điểm bảo quản.
Công ty TNHH CPPLUS VINA hỏi thủ tục xử lý nguyên liệu, vật tư phế liệu phế phẩm của DN chế xuất được thực hiện như thế nào?
Trả lời câu hỏi trên, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, Khoản 4 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 52 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định xử lý phế liệu, phế phẩm của DN chế xuất như sau:
“a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng; b) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
5. Việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
6. Đối với hàng hóa của DNCX đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
7. DNCX thực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DNCX có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra”.
Điểm b Khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam như sau: Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Cơ quan Hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Cơ quan Hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng. Trường hợp cơ quan Hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy. Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.