Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng (thứ ba từ trái sang) cùng lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra tình trạng sạt lở đê biển Ðông.
(CMO-NP)Sau khi có chuyến khảo sát thực tế về tình trạng sạt lở đê biển và tình trạng hạn hán, xâm mặn trên địa bàn tỉnh, chiều 29/4, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng làm trưởng đoàn, có buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau.
Theo thống kê, phía biển Tây mỗi năm sạt lở lấn vào đất liền bình quân 20-25 m, bờ biển Ðông từ 45-50 m. Với chiều dài bờ biển bị sạt lở hiện nay khoảng 150 km, tổng diện tích sạt lở khu vực ven biển ước khoảng 450 ha/năm.
Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, hiện nay một số đoạn sạt lở nghiêm trọng và rất nghiêm trọng có nguy cơ vỡ đê với chiều dài trên 40 km. Nhiều đoạn dài rừng phòng hộ còn rất mỏng, chỉ khoảng 50 m, thậm chí có đoạn vào tới chân đê.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng (thứ ba từ trái sang) cùng lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra tình trạng sạt lở đê biển Ðông. Ảnh: NGUYỄN PHÚ Từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở ở đê biển với kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi và kè bằng vật liệu địa phương với chiều dài khoảng 17 km. Ngoài ra, nhiều dự án nâng cấp đê biển Tây, nâng cấp kết hợp với xây dựng đường giao thông trên mặt đê, kè... Tuy nhiên, kế hoạch vốn được phân bổ đến thời điểm này còn rất ít. Ông Lê Văn Sử cho biết, tổng nhu cầu nguồn kinh phí cho các dự án khoảng 1.697 tỷ đồng, nhưng kế hoạch vốn đã bố trí đến thời điểm này chỉ 425 tỷ đồng. Ngoài ra, đối với dự án đê biển Ðông, tỉnh cũng đã lập dự án và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng với tổng chiều dài 76 km.
Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 14.472 hộ dân đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt, trong đó có 8.000 hộ yêu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt khẩn cấp. Nắng hạn còn làm thiệt hại trên 51.000 ha lúa, 15.000 ha cây trồng khác và hơn 4.898 ha tôm công nghiệp, tôm quảng canh, quảng canh cải tiến...
Khó khăn lớn nhất hiện nay chính là nguồn kinh phí để khắc phục sạt lở ven biển cũng như ứng phó với hạn hán và xâm mặn một cách căn cơ. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định, 2 tuyến đê và đai rừng phòng hộ ven biển đang bảo vệ trên 286.000 hộ dân và gần 260.000 ha đất sản xuất phía trong. Giải pháp căn cơ, lâu dài và bền vững là phải phát triển rừng phòng hộ theo hướng lấn dần ra biển.
Tỉnh kiến nghị, các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ vốn để tiếp tục triển khai dự án nâng cấp đê biển Tây cũng như triển khai xây dựng đê biển Ðông. Ngoài ra, sớm đầu tư hồ chứa nước ngọt khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ theo quy hoạch, cũng như đầu tư các công trình cấp bách phục vụ chống hạn, xâm mặn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng thống nhất với quan điểm của tỉnh là làm sao bảo vệ người dân, bảo vệ sản xuất một cách tối đa và bền vững trên cơ sở khoa học và căn cơ. Ðồng thời, các ngành chức năng cần đẩy nhanh tiến độ các dự án, do đây là những công trình bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến đời sống người dân./.
顶: 78595踩: 44822
【kết quả avispa fukuoka】Nỗ lực bảo vệ người dân, bảo vệ vùng sản xuất bền vững
人参与 | 时间:2025-01-25 10:17:22
相关文章
- Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- 'Vé số kiểu Mỹ' tự động bán tăng giá, lấn sân vé số truyền thống
- Từ ngày 1/8, giá gas giảm 4.500 đồng bình 12kg tại TP.HCM
- Chanh dây rớt giá, người dân vẫn trồng ào ạt
- Tây Ninh Smart
- Mạnh tay dẹp khuyến mãi ảo trong Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất
- Các hãng hàng không bắt đầu bán vé máy bay tết Đinh Dậu 2017
- Bản tin thị trường cuối ngày 16/10: Huế tồn kho gần 500 tấn cá
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- Kawatra: Chàng trai cung cấp thức ăn miễn phí cho 1 triệu người
评论专区