【bang xep hang cup c3】Với AEC: Ngân hàng cần chuẩn bị kỹ hơn

作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:16:44 评论数:

voi aec ngan hang can chuan bi ky hon

Ông Võ Trí Thành. Ảnh: P.Thu

TheớiAECNgânhàngcầnchuẩnbịkỹhơbang xep hang cup c3o lộ trình đã cam kết trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đến năm 2015, Việt Nam phải mở cửa hơn trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn. Theo cam kết các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ với mức sở hữu nước ngoài có thể lên đến 70%.

Trong khi hiện nay, đối với lĩnh vực ngân hàng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% (nếu cao hơn phải được chấp thuận của Chính phủ), đối với lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán là 49%.

Nhiều ngân hàng thương mại của các nước ASEAN, kể cả các NHTM Việt Nam đã hiện diện ở các nước trong khối ASEAN. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên khi AEC chính thức đi vào hoạt động. Việc mở cửa với lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam có thể lên đến 40-50% là khó tránh khỏi.

Để nâng cao nhận thức cũng như hiểu biết cho cộng đồng ngân hàng về AEC thì phải có giải pháp như thế nào, thưa ông?

Trong ASEAN có khá nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính, ngân hàng như: ASEAN có chương trình kết nối thị trường chứng khoán, ASEAN ký hiệp định khung về kết nối ngân hàng trong ASEAN và chương trình phát triển kết cấu hạ tầng trong ASEAN. Như vậy, ở đây có 3 câu chuyện, gồm: Kết nối về mặt tài chính, ngân hàng; ngân hàng hỗ trợ sản xuất kinh doanh; kết nối. Để làm được như vậy, có nhiều việc cần phải làm.

Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, trước mắt cần lành mạnh hóa, nâng cao sức cạnh. Điều này đang nằm trong chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cần có sự chuẩn bị những điều kiện, có bước đi thích hợp để gia nhập ASEAN về mặt tài chính, ngân hàng. Bước đầu, Việt Nam đã có sự hiện diện của hệ thống ngân hàng tại một số nước ASEAN, đặc biệt ở Lào, Campuchia, Myanmar…

Ngoài ra, sự chuẩn bị này không chỉ gói gọn trong ASEAN mà còn là hội nhập với toàn cầu. Chỉ riêng khu vực Đông Á hiện có nhiều cơ chế hợp tác tài chính liên quan đến ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Trong sân chơi lớn hơn, rõ ràng mức độ, phạm vi, sự chuẩn bị của Việt Nam phải mạnh mẽ hơn.

Trong bối cảnh một số ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam và ngược lại, điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến các ngân hàng?

Đây là quá trình tất yếu trong hội nhập, vừa để gắn kết quá trình sản xuất kinh doanh, thương mại, đầu tư, cũng là quá trình giúp Việt Nam có điều kiện tốt hơn để học hỏi về công nghệ, kỹ năng quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn…

Tuy nhiên, quá trình này cũng chứa đựng rủi ro bởi quá trình dịch chuyển vốn dễ gặp rủi ro. Trong khi đó, rủi ro về tài chính dễ lan truyền tới cả nền kinh tế. Do vậy, Việt Nam cần đi theo 3 bước: Lành mạnh hóa chính mình, tham gia từng bước để chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập, những tiền để để hội nhập sâu hơn, hài hòa hóa tiêu chuẩn, điều kiện với cam kết quốc tế đã và đang làm.

Khi AEC hình thành, việc các ngân hàng sáp nhập sẽ có lợi thế cũng như khó khăn gì, thưa ông?

Hoạt động ngân hàng bên cạnh việc cung ứng dịch vụ đáp ứng sản xuất kinh doanh còn đòi hỏi phải có đủ sức mạnh về năng lực quản trị (đặc biệt là quản trị rủi ro) và năng lực về vốn. Việc sáp nhập ngân hàng là tốt giúp nâng cao năng lực vốn cho ngân hàng - điểm tựa để khi hội nhập có thể “chiến đấu”, cạnh tranh với những ngân hàng có vốn mạnh, đồng thời đáp ứng được thông lệ về quản trị ngân hàng.

Nói như vậy không có nghĩa là không có chỗ cho ngân hàng nhỏ. Thị trường tài chính, ngân hàng đa dạng với nhiều công năng như cho vay, thanh toán, huy động…, các ngân hàng nhỏ có thể vẫn có nhu cầu. Điều quan trọng là phải biết cách quản trị cho tốt.

Về khó khăn, với mức độ mở cửa hiện nay, khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam là chưa đáp ứng được những thông lệ tốt nhất đang trong quá trình cải tổ, kỹ năng, quản trị, vốn chưa đọ được. Vì vậy, cần nâng cao năng lực ngân hàng với bước đi có kế hoạch cộng với năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Xin cảm ơn ông!

最近更新