【kết quả thi đấu bóng đá anh】Giữ nghề truyền thống
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:26:03 评论数:
(CMO) Nghề truyền thống ở TP Cà Mau thường diễn ra nhộn nhịp vào thời điểm cận Tết. Với những gia đình yêu nghề, gắn bó thì đây là thời điểm vui nhất trong năm bởi nó mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Tuy không còn nhiều cơ sở như trước, nhưng những hộ làm nhỏ lẻ vẫn duy trì nghề này. Toàn xã có khoảng 10 hộ làm nghề, sản phẩm tiêu thụ khắp TP Cà Mau và các huyện lân cận.
Gia đình ông Doãn Văn Độ là 1 trong 3 hộ duy trì nghề mộc ở Ấp 2, xã Tân Thành, nghề đã theo ông hơn 20 năm nay. Chi hội phó Chi hội Nông dân Ấp 2 Tô Minh Đức cho biết: “Sản phẩm mộc của gia đình ông Độ chạm khắc rất tinh xảo, do ông tự tay làm chớ không mướn thợ. Khách hàng khắp nơi đến đặt rất nhiều”.
Ông Độ cho biết, khoảng từ tháng 10 âm lịch là khách hàng bắt đầu đặt hàng, chủ yếu là tủ, bàn, ghế… khắc các hình như: long, lân, quy, phụng, đồ trang trí thì sẽ khắc hoa: tùng, cúc, trúc, mai…
Ông Doãn Văn Độ đang hoàn thành sản phẩm để giao cho khách. |
Cơ sở của ông Độ hiện có 3 người làm, đều là anh em trong gia đình. Vào thời điểm này, ai cũng tất bật công việc. Ông Độ cho biết, bình quân mỗi tháng thu nhập từ 7-8 triệu đồng, riêng những tháng cận Tết thu nhập cao hơn, từ 5-6 triệu đồng. Ông trải lòng, dù thu nhập sau này có bấp bênh, gia đình ông vẫn quyết giữ nghề.
Ông Độ quê gốc ở huyện Giao Thuỷ, xã Giao Tiến, tỉnh Nam Định. Năm 17 tuổi, ông theo người thân làm nghề mộc; đến năm 1997, ông về đây lập nghiệp, cơ sở tuy nhỏ lẻ nhưng làm ăn rất đàng hoàng.
“Làm riết rồi cũng quen. Giờ bảo làm nghề khác rất khó. Ở đây ít người làm việc này lắm nên gia đình tôi quyết tâm bám nghề”, ông Độ tâm sự.
Một số hộ làm mộc gần đó cho rằng, nghề này phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Năm nào người ta trúng tôm hoặc “lên” cá cận Tết sẽ đặt hàng nhiều, còn năm nào làm ăn không thuận lợi thì lượng khách sẽ ít đi. Có những năm không trúng mùa, cơ sở của ông Độ trở nên vắng khách, ông chỉ trông chờ vào khách quen, hoặc những đại gia tìm đến để điêu khắc nghệ thuật…
Cách làng mộc không xa, làng cốm Tân Thành cũng nhộn nhịp không kém. Những ngày này, có dịp đi trên tuyến đường Hoàng Văn Thụ (Khóm 4, Khóm 5, phường Tân Thành) vào buổi sáng sớm sẽ nghe tiếng nổ cốm, mùi thơm toả ra ngào ngạt từ những mẻ cốm nghi ngút khói. Gia đình bà Hồ Thị Loan là người làm cốm đầu tiên ở khu vực này, tính đến nay cũng đã 7-8 năm. Lúc đầu bà chỉ mua gạo đã nổ từ các nơi khác về ngào cốm, nay gia đình bà sắm riêng lò nổ cốm. Công việc nổ cốm bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa.
Nghề làm cốm tuy cực nhưng bù lại Tết sẽ cho thu nhập rất cao. Để duy trì và phát triển làng nghề, Hội Phụ nữ đã thành lập tổ cốm với 17 thành viên. Sản phẩm cốm của chị em không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn vươn ra các huyện lân cận và nước ngoài. Vì thế, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể luôn là điều địa phương và các chị trong tổ cốm mong mỏi.
Theo bà Loan, những ngày cận Tết, công việc tăng gấp đôi ngày thường, thu nhập tháng giáp Tết từ 15-20 triệu đồng.
Chủ tịch Hội LHPN phường Tân Thành Huỳnh Thị Vis Phương thông tin: “Ngoài việc tìm đầu ra cho các chị, hội kết hợp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Ngân hàng Đông Á… tạo điều kiện để các chị mở rộng sản xuất. Thời điểm này, mỗi hộ làm ra từ 50-60 kg/ngày, có hộ làm từ 70-80 kg, thu nhập ổn định, đón Tết đầm ấm, vui vẻ hơn”.
Làm nghề để giữ nghề, rồi tiếp tục truyền nghề. Qua bao thời gian, qua nhiều cái Tết, tấm lòng người làm nghề truyền thống là nét đẹp đáng được trân trọng, giữ gìn./.
Nhât Minh