当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bong đá u23】Kiến nghị gỡ vướng hành lang pháp lý về quản lý thị trường

Kiến nghị gỡ vướng hành lang pháp lý về quản lý thị trường

Khó từ khách quan

TP. Hồ Chí Minh là thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng hóa lớn nhất cả nước. Đây cũng là “địa bàn” lớn của các đối tượng sản xuất,ếnnghịgỡvướnghànhlangpháplývềquảnlýthịtrườkết quả bong đá u23 kinh doan hàng giả, hàng nhái, hàng SHTT. Chỉ tính riêng năm 2017, lực lượng QLTT thành phố đã thực hiện kiểm tra chuyên ngành và tham gia liên ngành 21.415 vụ, tăng 59% so với năm 2016, trong đó có 7.892 vụ vi phạm.

Trao đổi bên lề với phóng viên báo Công Thương tại Hội nghị triển khai công tác năm 2018 mới đây, ông Phan Hoàn Kiếm - Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - cho biết, thời gian qua, lực lượng QLTT đã triển khai nhiều kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động QLTT vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, do TP. Hồ Chí Minh là địa bàn trọng điểm có nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, các tuyến đường phố, khu dân cư… đang kinh doanh sôi động. Việc lưu thông hàng hóa vào thành phố diễn ra cả trên tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt và hàng không khiến công tác QLTT gặp nhiều trở ngại.

Bên cạnh đó, ý thức của nhiều người dân thích sử dụng hàng giả, hàng nhái đã tạo “đất sống” cho các đối tượng vi phạm. Hơn nữa lực lượng QLTT mỏng cũng là một trở ngại trong việc kiểm tra giám sát thị trường.

… Đến hành lang pháp lý

Theo QLTT thành phố, hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QLTT đang còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác này.

Cụ thể, theo lãnh đạo Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh, các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra, kiểm soát thị trường do nhiều Bộ, ngành cùng xây dựng nên thiếu thống nhất, chưa đồng bộ, còn chồng chéo, bất cập, tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng. Mặt khác, cùng một nội dung vi phạm nhưng nhiều văn bản quy định xử lý khác nhau gây khó khăn cho việc áp dụng.

Lấy ví dụ cụ thể, đối với việc xử lý hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu được quy định tại hai nghị định của Chính phủ. Theo Điều 17, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 183/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), quy định xử phạt được tính theo trị giá hàng hóa vi phạm. Nhưng tại Điều 51 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì chỉ quy định mức phạt tiền tối đa đến 20 triệu đồng.

Hay như Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử lý hành chính hành vi vi phạm đối với thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 500 bao; từ 500 bao trở lên sẽ xử lý hình sự. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 191 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 thì truy cứu trách nhiệm hình sự có số lượng từ 1.500 bao trở lên. Đến nay Chính phủ vẫn chưa sửa đổi số lượng bao vi phạm cho phù hợp với Bộ Luật hình sự sửa đổi.

Cũng liên quan đến Nghị định 185/2013/NĐ-CP, theo đại diện của Đội QLTT 4A, quá trình thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó, tại Khoản 3, Điều 17 quy định các mức phạt tiền đối với người có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng nhập lậu; người có hành vi cố ý giao nhận hàng nhập lậu. Việc sử dụng từ “cố ý” là không sai nhưng dễ gây hiểu nhầm và mỗi người dân hiểu mỗi cách khác nhau. Đối với cá nhân, chủ kho tàng, người giao nhận khi bị kiểm tra, dù có sai phạm nhưng vẫn cố tình thừa nhận là “không cố ý” nên thường xảy ra tranh luận gay gắt. Một số đối tượng dùng lý do đó để khiếu nại, kiện tụng gây mất thời gian cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Bởi vậy, “để tránh làm mất thời gian của cơ quan thực thi pháp luật, chúng tôi đề xuất bỏ cụm từ “cố ý” này” - đại diện Đội QLTT 4A phân tích.

分享到: