【hạng 1 đan mạch】Cần có công cụ giám sát hoạt động trên mạng xã hội để thu thuế

mua hàng online

Cần có công cụ giám sát hoạt động mua bán qua mạng xã hội để có giải pháp quản lý thuế. Ảnh minh họa.

Nở rộ bán hàng onlie mùa dịch

Kinh doanh thương mại điện tử dù mới phát triển mạnh thời gian gần đây,ầncócôngcụgiámsáthoạtđộngtrênmạngxãhộiđểthuthuếhạng 1 đan mạch nhưng hiện nay đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, để tránh tiếp xúc nơi đông người, nhiều người đã chọn giải pháp mua hàng online thay vì mua theo hình thức truyền thống. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều kênh bán hàng online đã xuất hiện.

Khảo sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng theo hình thức truyền thống đã phải kết hợp bán hàng online để tăng sức mua. Qua tìm hiểu được biết, để phục vụ khách hàng mùa dịch, siêu thị Coopmart đã mở các chương trình khuyến mại mua hàng online và thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được giảm giá 10%.

Sau khi khách hàng mua hàng online (qua app), nhân viên siêu thị sẽ đóng gói hàng và chuyển đến địa chỉ khách hàng qua các đơn vị vận chuyển như Grab, BIA Min…

Đó là chưa kể nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chuyển hẳn từ bán hàng theo hình thức truyền thống, sang bán hàng online thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Lazada, Youtube… Điều này cũng đồng nghĩa với việc các đơn vị chuyển phát có cơ hội phát triển do nhu cầu mua sắm qua mạng tăng mạnh.

Chị Nguyễn Thị Hảo - nhân viên văn phòng một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho biết, hiện nay để đáp ứng nhu cầu mua sắm, chỉ cần lên mạng tìm hiểu, đặt hàng là sẽ được phục vụ tận nơi, không phải mất thời gian đến tận cửa hàng hay siêu thị để mua.

“Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tôi toàn mua hàng qua mạng, từ đồ ăn, quần áo, đến các đồ dùng khác trong gia đình. Việc mua hàng qua mạng khá thuận tiện, do cạnh tranh nên nhà cung cấp cho xem hàng trước khi trả tiền, ưng thì mua, không ưng thì trả lại, quá thuận tiện” - chị Hảo chia sẻ.

Luật đã quy định trách nhiệm của các tổ chức liên quan

Sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã đặt ra thách thức đối với cơ quan quản lý thuế phải làm sao để quản lý thuế đối với hoạt động này. Nhiều ý kiến cho rằng, dù luật đã quy định, nhưng để thu thuế đối với hoạt động bán hàng qua mạng đòi hỏi sự tuân thủ của các bộ, ngành liên quan.

Để quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh qua mạng, tại Luật Quản lý thuế số 38 đã quy định quyền và nghĩa vụ của các bộ, ngành liên quan như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công thương…

Luật sư Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Công ty Luật TNHH Labor Law cho biết, theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng… cung cấp thông tin với cơ quan quản lý thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan trong việc thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán xuyên biên giới trong thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.

Thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài khi có giao dịch thanh toán giữa nhà cung cấp ở nước ngoài với người mua hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam và cung cấp thông tin khác theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan.

“Luật đã quy định rất rõ nghĩa vụ của các ngân hàng thương mại trong việc phối hợp với cơ quan thuế thực hiện cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế. Thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Vấn đề là các ngân hàng có thực hiện nghĩa vụ này theo quy định hay không” - luật sư Vân chia sẻ.

Ông Nguyễn Việt Anh - Chủ nhiệm các dự án hỗ trợ kỹ thuật về cải cách thuế tại Việt Nam thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, việc khấu trừ thuế thông qua các nền tảng và sàn thương mại điện tử trong điều kiện thực tế của Việt Nam là phù hợp. Vì cơ chế này sẽ tăng cường tính tuân thủ, cũng như giảm gánh nặng hành chính đối với người nộp thuế và giảm chi phí quản lý đối với cơ quan thuế.

Tuy nhiên, chuyên gia của WB thừa nhận, việc quản lý các cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để quảng cáo và bán hàng là một thách thức đặt ra đối với cơ quan thuế hiện nay. Dù khó, nhưng không phải không có cách để kiểm soát.

“Đặc điểm của các giao dịch trên môi trường điện tử là để lại các dấu vết số. Để tiếp cận được với khách hàng, các cá nhân, hộ kinh doanh đều phải hiển thị các thông tin cần thiết về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, địa chỉ liên hệ… Do đó, cơ quan quản lý thuế có thể hợp tác với các công ty cung cấp công cụ giám sát hoạt động trên mạng xã hội để xây dựng các công cụ phục vụ công tác quản lý thuế” - ông Việt Anh nói./.

Nhật Minh

Cúp C2
上一篇:Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
下一篇:Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh