Thất bại thảm hại
Trong những tháng qua,ơampquotbiếnhìnhampquotcủdự đoán brazil lực lượng liên quân chống khủng bố do Mỹ đứng đầu đã đánh đuổi các tay súng IS khỏi các "thành trì" chủ chốt của chúng ở Iraq như Mosul và Tal Afar. Trong khi đó, các tay súng IS cũng đã bị tiêu diệt đáng kể và để mất các thành trì chủ chốt ở Raqa, nơi từng được coi là "thủ đô" của IS ở Syria. Các chiến dịch này đánh dấu thất bại lớn nhất của IS kể từ khi nhóm này tuyên bố thành lập cách đây 3 năm. IS đã mất hầu hết các vùng lãnh thổ chúng chiếm giữ, khiến tham vọng về việc xây dựng một “caliphate” (vương quốc Hồi giáo) sụp đổ hoàn toàn. Thành phố Mosul ở Iraq hay Raqqa tại Syria được giải phóng đã khiến các tay súng IS phải tìm cách tháo chạy trong tuyệt vọng. Xét trên góc độ thực tế, “caliphate” (vương quốc Hồi giáo) mà Abu Bakr al Baghdadi tuyên bố dựng lên đã không còn.
Trong năm nay, IS không chỉ liên tục gặp thất bại trên chiến trường, để mất các vùng lãnh thổ chúng kiểm soát, mà còn bị cắt đứt toàn bộ các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của mình. Trong nghiên cứu thực hiện cho Dự án Nghiên cứu về Chủ nghĩa Khủng bố, ông Dunleavy cho rằng việc tiêu diệt “caliphate” về mặt vật chất đồng nghĩa với việc mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sẽ rẽ sang một hướng khác hoàn toàn.
“Vòi bạch tuộc” biến hình
Sự sụp đổ của “caliphate” mà IS dựng lên đồng nghĩa với số người thương vong trong các vụ tấn công khủng bố có thể sẽ giảm mạnh trong những năm tới. Song nếu người ta lơi là hay đánh giá thấp nguy cơ của chủ nghĩa này, số lượng người dân vô tội thiệt mạng sẽ lại tăng lên.
Theo các chuyên gia, các tổ chức Hồi giáo cực đoan như IS và al-Qaeda sẽ bắt đầu tìm những phương cách mới để tiến hành mục tiêu thánh chiến và tiếp tục cuộc chiến của chúng.
Giới chức chống khủng bố Mỹ cảnh báo thất bại liên tiếp tại các chiến trường ở Syria và Iraq không đồng nghĩa với thu hẹp tầm ảnh hưởng của IS trên phạm vi toàn cầu. Trái lại, đây là có thể là “chất xúc tác” khiến chúng đẩy mạnh vươn “vòi bạch tuộc” ra các phần còn lại của thế giới. Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Mỹ Nick Rasmussen khẳng định tình hình chiến sự tại Iraq và Syria khiến IS bắt đầu chuyển sang chiến lược bành trướng mới, tập trung vào các cuộc tấn công trên diện rộng, kích động tư tưởng thánh chiến trong một bộ phận không nhỏ các phần tử cực đoan đang "náu mình" ở các nước, đặc biệt là châu Âu sau làn sóng di cư ồ ạt 2 năm qua. Thực tế này đang đặt ra thách thức lớn đối với các nước.
Các quốc gia như Iraq, Syria và Libya - những quốc gia từng có tỷ lệ người thiệt mạng tăng mạnh trong giai đoạn IS thắng thế - giờ đây có thể tạm thở phào. Tuy nhiên, Afghanistan lại là một câu chuyện khác. Quốc gia này sẽ trở thành nơi có nhiều người thiệt mạng nhất vì chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Sau 16 năm xung đột, hiện vẫn chưa có bất kỳ chiến lược hiệu quả nào được đề ra để đối phó, kiềm chế hay xóa sổ mối đe dọa Hồi giáo cực đoan. Địa hình đồi núi hiểm trở cùng hoạt động yếu kém của Chính phủ trung ương tiếp tục là điều kiện để chủ nghĩa khủng bố nảy nở. Afghanistan sẽ trở thành điểm nóng trong cuộc chiến chống khủng bố. Trong những năm tới, các quốc gia với Chính phủ trung ương lỏng lẻo và có cộng đồng Hồi giáo đông đảo sẽ là mục tiêu để những kẻ Hồi giáo cực đoan bành trướng.
Những địa điểm “màu mỡ” cho các phần tử cực đoan có thể kể đến như Burkina Faso, Chad, Mali, Mauritania, Niger, Algeria, Morocco, Tunisia, và vùng Tây Sahara tại châu Phi, hay Indonesia và Philippines ở Đông Nam Á. Đây sẽ là những nơi các nhóm Hồi giáo cực đoan tìm cách thiết lập mạng lưới mới.
Bên cạnh đó, các phần tử Hồi giáo cực đoan cũng sẽ tiếp tục kêu gọi phong trào thánh chiến tại phương Tây. Dù diễn ra nhỏ lẻ và gây thương vong cũng chỉ ở mức tương đối, song các vụ tấn công kiểu này có ý nghĩa tuyên truyền và kích động đáng kể. Làn sóng người di cư tới châu Âu đồng nghĩa với việc châu Âu sẽ trở thành “miền đất hứa” cho các cuộc tấn công Hồi giáo cực đoan. Thất bại của Liên minh châu Âu trong việc đưa ra một giải pháp thống nhất để đối phó với các tay súng IS trở về quê hương càng khiến mối đe dọa này gia tăng. Với sự sụp đổ của “caliphate”, các nhóm cực đoan chắc chắn sẽ tìm cách mới để hiệu triệu và khích lệ thành viên của mình.
Giáo sư chuyên ngành Chính trị và Chính sách Công Patrick Dunleavy, làm việc tại Trường Kinh tế London, còn đưa ra một cảnh báo đáng sợ hơn: Đó là nguy cơ "khủng bố ảo". Ông khẳng định: “Những mầm mống khủng bố còn lâu mới bị xóa sổ”. Thay vì hoạt động tại một cơ sở nào đó, nơi chúng có thể lợi dụng người dân địa phương, truyền bá chủ nghĩa khủng bố sang các nước láng giềng và lên kế hoạch cho các vụ tấn công trên toàn cầu, IS sẽ trở thành một đế chế “ảo”. Chúng sẽ phát triển và tìm cách truyền bá chủ nghĩa khủng bố của mình trong không gian mạng, thông qua các mạng xã hội, hay các phương tiện liên lạc của thời đại số.
Thế giới có thể ăn mừng “đống tro tàn” caliphate của những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, trong đống tro tàn ấy, hệ tư tưởng thánh chiến vẫn sẽ tiếp tục kích động những kẻ khủng bố thực hiện các hành vi diệt chủng dưới cái mác Hồi giáo. Chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến trong không gian mạng với cái gọi là một “caliphate ảo”. Đây là điều không thể đánh giá thấp.