【kq malaysia】Trụ cột quan trọng để khôi phục kinh tế từ tín dụng chính sách

Triển khai chính sách hỗ trợ tín dụng: NHCSXH cần phối hợp với Bộ Tài chính
Khoảng 705.000 tỷ đồng tín dụng được “rót” vào nền kinh tế trong 4 tháng
Ngân hàng tìm "cửa" sinh lời ngoài tín dụng

Ngày 18/5,ụcộtquantrọngđểkhôiphụckinhtếtừtíndụngchínhsákq malaysia tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (Nghị quyết 11).

Hội nghị trực tuyến triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP. Ảnh: H.Dịu
Hội nghị triển khai các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP. Ảnh: H.Dịu

Đã giải ngân hơn 2.335 tỷ đồng vốn ưu đãi phục hồi kinh tế

Báo cáo tại hội nghị, ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết, tính đến nay, NHCSXH đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11 đạt trên 2.335 tỷ đồng.

Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm là 2.033 tỷ đồng với gần 40.000 khách hàng được vay vốn, giải quyết tạo việc làm cho trên 58.000 lao động; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến gần 155 tỷ đồng với 14.500 khách hàng để mua 15.560 máy tính và thiết bị học trực tuyến; cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 140 tỷ đồng với 794 khách hàng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là 7,6 tỷ đồng với 90 cơ sở được hỗ trợ.

Ngoài ra, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch, NHCSXH đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai kịp thời cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương cho người lao động khi ngừng việc và sau khi phục hồi sản xuất.

Từ khi triển khai thực hiện đến kết thúc đợt giải ngân ngày 31/3/2022, 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã thực hiện giải ngân cho 1.548 người sử dụng lao động với số tiền 4.787 tỷ đồng để trả lương cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn cả nước theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và 126/NQ-CP.

Đánh giá cao những kết quả này, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tín dụng chính sách xã hội cần được xác định là một trong những trụ cột quan trọng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Do đó, Phó Thống đốc NHNN kiến nghị các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và NHCSXH tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, đảm bảo nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước nhanh chóng, kịp thời đến đúng đối tượng hỗ trợ. Lãnh đạo NHNN cũng cho biết sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục đồng hành cùng NHCSXH thông qua duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH TP. Đà Nẵng cho biết, Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện để NHCSXH thực hiện các tín dụng ưu đãi quy định tại Nghị quyết 11. Chẳng hạn, thông tin cụ thể về đối tượng được thụ hưởng, nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi và công tác này luôn được thường xuyên kiểm tra, giám sát đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh trục lợi chính sách. Chi nhánh NHCSXH TP. Đà Nẵng cũng đã chủ động tham mưu phân bổ vốn kịp thời, tập trung đẩy nhanh việc giải ngân hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp người dân.

Thực hiện công khai để tránh trục lợi chính sách

Sau khi lắng nghe ý kiến từ các đại biểu tham dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế chung đã dành 8,4 nghìn tỷ cho tín dụng chính sách với 5 chương trình giao cho NHCSXH thực hiện. Vì thế, Phó Thủ tướng đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động triển khai các nhiệm vụ để thực hiện theo yêu cầu tại Nghị quyết 11.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo Phó Thủ tướng, NHCSXH đã thực hiện được 4/5 nội dung trong các nhiệm vụ được giao phối hợp tại Nghị quyết 11, chỉ còn nội dung liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vì thế, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị, trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế sớm ban hành Thông tư hướng dẫn quy định về chính sách tín dụng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Khi có văn bản, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng ngay đề án để huy động vốn trái phiếu của Ngân hàng Chính sách mà Chính phủ bảo lãnh.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính phải nhanh chóng tiếp thu sau khi xin ý kiến thành viên Chính phủ về Nghị định hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với những khoản vay trên 6%. Cơ quan này cũng cần phối hợp với NHCSXH triển khai chương trình phát hành trái phiếu Chính phủ hiệu quả.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng chỉ đạo các bộ, ngành cần tiếp tục phối hợp để thực hiện các chương trình tín dụng, để làm sao giải ngân vốn vay kịp thời, đúng đối tương, công khai, minh bạch. NHCSXH cũng nên áp dụng công nghệ thông tin, phối hợp với hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể để tín dụng đến đúng địa chỉ, khách quan, không để chính sách bị trục lợi. Ngoài ra, công tác truyền thông, tuyên truyền cũng phải được đẩy mạnh hơn nữa để người dân hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của các chương trình hỗ trợ, để có thông tin tham gia và thụ hưởng chính sách.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH cho hay, NHCSXH sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai các nhiệm vụ theo Nghị quyết 11, sẽ hoàn thiện những văn bản hướng dẫn còn dở dang, huy động đủ nguồn lực để tổ chức giải ngân kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng.

Ông Thắng cho rằng, để làm được những mục tiêu trên, vai trò của Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng nhiều cơ quan chủ trì, phối hợp là hết sức quan trọng. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần phồi hợp để xác định đối tượng thụ hưởng, giúp NHCSXH có căn cứ để cấp tín dụng. Lãnh đạo NHCSXH cũng khẳng định, việc cấp tín dụng chính sách sẽ tiếp tục thực hiện công khai để đảm bảo giám sát toàn dân và tránh trục lợi chính sách.

Cúp C1
上一篇:Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
下一篇:Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên