【kết quả trận ghana】Quyết tâm khởi nghiệp tại quê nhà
作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:21:28 评论数:
(CMO) Tiếng động cơ máy may, máy vắt sổ hoà lẫn tiếng nói cười rộn rã. Trong ngôi nhà nhỏ ấy, tình yêu thương và những vui buồn trong cuộc sống của các chị em phụ nữ được gắn kết với nhau bằng "những sợi chỉ". Nơi mà chúng tôi muốn nhắc đến đó là cơ sở may gia công của chị Trần Diễm My, ấp Tân Long C, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.
Nhìn các nhân công ở đây thạo việc, ít ai biết phần lớn xuất phát điểm của các chị là những người chưa từng sử dụng máy may công nghiệp, một loại máy cần độ nhanh tay và tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ.
“Đối với các chị biết may thì đã quen tay khi sử dụng loại máy phổ thông, để các chị làm quen với các loại máy công nghiệp cũng phải mất một thời gian”, chị My trần tình.
Cơ sở may của chị Trần Diễm My đã góp phần cùng địa phương giải quyết việc làm cho các chị em phụ nữ. |
Mỗi khi nhận số lượng hàng nhiều thì các chị lại tề tựu tại nhà chị My để chạy cho kịp giao hàng. Mặc dù vẫn có thể đem hàng về nhà làm, nhưng nhiều chị em lại thích cùng nhau làm rồi trò chuyện rôm rả để quên đi những mệt mỏi trong công việc.
Nhờ chủ động tìm kiếm được nguồn hàng ổn định tại TP Hồ Chí Minh, các chị em tại tổ may không phải lo chuyện không có hàng để làm. Ngoài việc duy trì đều đặn công việc cho các chị em, đối với những thời điểm cận Tết, đơn hàng tăng, các chị phải thức thâu đêm.
“Vì mình làm ăn theo sản phẩm, làm nhiều thì tiền nhiều nên những đợt hàng Tết dù hơi cực nhưng vẫn thấy rất vui”, một thành viên trong tổ may hồ hởi.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mỗi ngày phải đi bộ hơn 1 km để đến nơi làm việc, nhưng chị Đồng Hằng Nhí (ngụ Tân Long C, xã Tân Tiến) vẫn kiên trì với công việc này, hơn 1 năm chăm chỉ làm việc, chị Nhí giờ đã yên tâm với nguồn thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt gia đình.
“Làm ở đây các chị xem nhau như người trong nhà, ở dưới quê mà em làm mỗi tháng thu nhập hơn 3 triệu đồng, đủ lo cho cuộc sống gia đình, mà công việc nhẹ nhàng nữa”, chị Nhí chia sẻ.
Với nhiều nỗ lực quyết tâm, chị Trần Diễm My đã hiện thực hoá được ý tưởng khởi nghiệp của mình. |
Tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng để hoàn thiện một sản phẩm đạt chất lượng, những người thợ tại đây phải khéo tay, tỉ mỉ. Các sản phẩm tại đây là các mặt hàng áo thun, đầm thời trang, quần áo trẻ em, sau khi lãnh từ các đầu mối cơ sở, chỉ cần may đúng kiểu mẫu nhà sản xuất yêu cầu. Từ những chị em chưa biết sử dụng máy may những ngày đầu, đến nay, cơ sở đã đào tạo ra những thợ may lành nghề. Sản phẩm may ngày càng có uy tín, bình quân mỗi tháng cơ sở giao trên 1.000 bộ cho các đầu mối.
Từ may riêng lẻ đến một cơ sở may với hơn 10 nhân công, mỗi năm, chị My phải tích luỹ để mở rộng quy mô sản xuất. Chỉ tay về phần nền đất mới được san lấp cạnh nhà, chị My khoe: “Sau khi tráng nền hẳn hoi tôi sẽ dời máy móc ra ngoài này để chị em làm thoải mái, bên cạnh đó hội phụ nữ xã sẽ có hướng hỗ trợ vốn để tôi mua thêm máy, từ đó số lượng nhân công tăng lên, giải quyết việc làm cho nhiều chị em khác”.
Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Tiến Nguyễn Phương Lan cho biết: “Đối với vấn đề hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hội đã chủ động, triển khai nhiều mô hình, việc làm phù hợp với điều kiện địa phương, giúp đỡ hội viên, phụ nữ tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Trong đó, mô hình khởi nghiệp của chị My là tiêu biểu, bởi chị My có ý tưởng, có quyết tâm nên hội luôn đồng hành hỗ trợ hết mình. Thời gian tới, hội sẽ hỗ trợ cho chị My vay vốn sắm sửa thêm máy móc mở rộng cơ sở, tạo điều kiện cùng địa phương giải quyết vấn đề việc làm cho chị em phụ nữ”./.
Hữu Nghĩa