【ket qua bong da tay ban nha hom nay】Đảo Củ Tron trên vùng biển Tây Nam Tổ quốc
BP - Quần đảo Nam Du có 21 hòn đảo lớn nhỏ,n vket qua bong da tay ban nha hom nay trong đó 11 đảo có người ở. Nếu Hòn Mấu được coi là “viên ngọc” của Nam Du thì đảo Củ Tron lại nổi tiếng về những truyền thuyết và cũng là nơi có đông dân cư trú nhất của quần đảo này. Nhà thơ Lê Chí đã viết: “Xa xa phương ấy Củ Tron/Khen ai khéo đặt tên hòn dễ thương/Xanh mờ như lẫn trong sương/Một quần đảo tựa phố phường đông vui”. Đảo Củ Tron gần đây có nhiều tour du lịch đưa du khách tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử. Những truyền thuyết trên hòn đảo này vẫn còn được người dân kể lại với niềm tự hào đặc biệt.
Chuyện về những cái tên
Đảo Củ Tron (còn gọi là hòn Lớn), thuộc xã An Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang), có diện tích 771 ha, dân số khoảng 5.000 người. Trên tuyến đường biển, Củ Tron cách bờ Rạch Giá khoảng 83km và chỉ có một phương tiện duy nhất tới đây là tàu cao tốc. Về cái tên “Củ Tron”, tương truyền vào những năm cuối thế kỷ 18, chúa Nguyễn Ánh đã chạy tới đảo này lánh nạn. Vì thiếu thức ăn và nước uống nên ông sai đoàn tùy tùng đào giếng lấy nước ngọt và đào củ nần (có hình tròn) ăn tạm qua ngày. Sau khi lên ngôi (1802), để ghi nhớ những kỷ niệm một thời bôn ba, nhà vua đã có chiếu dụ đặt tên cho đảo là “Củ Tròn”, nhưng lâu ngày người ta đọc thiếu dấu thành “Củ Tron”. Cũng trên hòn đảo này hiện vẫn còn những cái tên liên quan đến sự kiện Nguyễn Ánh lánh nạn ở đây. Đó là Giếng Ngự, Bãi Ngự vẫn hiện hữu phía tây bắc đảo Củ Tron. Bãi Ngự có giếng đào luôn đầy nước nên mùa khô vẫn đủ nước ngọt, trong khi các nơi khác trên đảo thì thiếu. Bãi Cây Mến được mệnh danh là đẹp nhất ở Củ Tron, nằm lọt thỏm trong một vịnh nhỏ, nước xanh biếc, với triền cát trắng tinh và những hàng dừa nghiêng mình soi bóng. Trên đảo Củ Tron có ngọn hải đăng cao hơn 300m so với mực nước biển. Từ độ cao này, có thể ngắm toàn cảnh quần đảo Nam Du. Ngọn hải đăng được hoàn thành năm 2001, chỉ dẫn tàu thuyền hoạt động trong khu vực biết được vị trí của mình và phương hướng hàng hải trong vùng biển. Điểm dừng chân đầu tiên khi đến Củ Tron là cầu cảng nằm ở bãi Chệt. Đây cũng là khu trung tâm của đảo, với một làng chài đông đúc và nhộn nhịp nhất là khi đêm xuống.
Cư dân trên đảo
Ở đảo Củ Tron cũng giống như những hòn đảo khác, dân cư sống bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng bè, chỉ một số ít khai thác lâm sản, làm rẫy và buôn bán. Khi thuyền không rời bến ra khơi là một ngày thất thu của người dân nơi đây. Thu nhập của mỗi gia đình trên đảo được tính theo mùa và gắn với biển cả. Người dân đảo Nam Du có tập quán sinh sống cũng khá đặc biệt, họ di chuyển nhà dọc hai bên sườn đảo để tránh gió bão theo mùa. Khó khăn của người dân đảo Củ Tron vẫn còn rất nhiều, hiện nay ở đây chưa có điện lưới quốc gia. Cả xã An Sơn chỉ có 1 máy phát điện nên không thể cung cấp đủ cho hàng ngàn hộ dân trên đảo. Nước ngọt cũng là vấn đề nan giải. Năm 1999, một hồ nước ngọt được xây dựng với kinh phí 5 tỷ đồng, thể tích hơn 30.000m3nhưng cũng chỉ đáp ứng khoảng 60% số dân trên đảo vào mùa khô hạn.
Quần đảo Nam Du nói chung, đảo Củ Tron và vùng biển này có hệ thống đồn biên phòng, trạm rada 600 thuộc Vùng 5 hải quân đang ngày đêm canh giữ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển đảo được bình yên. Ở đảo Củ Tron có khá nhiều bộ đội và cán bộ trạm rada xây dựng gia đình và ở lại an cư lập nghiệp trên đảo. Cuộc sống ở đây so với đất liền tuy còn nhiều vất vả, thiếu thốn nhưng những cặp vợ chồng này luôn sống hạnh phúc, an tâm xây dựng gia đình, gắn bó lâu dài với cư dân biển đảo để cùng nhau giữ vững biển trời Tổ quốc.(*)
Đức Hồng
(*) Nguồn: kiengiangtourist.com.vn