当前位置:首页 > World Cup > 【soi cầu nt】Về phố cổ Hội An

【soi cầu nt】Về phố cổ Hội An

2025-01-10 00:59:53 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

VHO - Tình cờ đọc trên trang du lịch Touropia với dòng:"Một làng chài đã trở thành điểm đến du lịch ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam,ềphốcổHộsoi cầu nt đó là Hội An, một thương cảng quốc tế từ thế kỷ XVI. Ngày nay người ta gọi Hội An là "Venice của Việt Nam" và Hội An xếp thứ 4 trong sô 10 thành phố nổi tiếng thế giới có con kênh chảy qua. Những thông tin thú vị về Hội An đã làm chúng tôi một lần nữa quyết định đến để khám phá thành phố hải cảng cổ xưa này.

Dạo quanh thành Venice của Việt Nam

Người bạn sẽ đồng hành với chúng tôi hôm nay là anh Trương Hoàng Vinh, Trưởng phòng Quản lý Di tích thuộc Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di sản Hội An

Không khó để nhận ra hình ảnh Chùa  Cầu - Hội An ngay trên tờ bạc mệnh giá 20 nghìn đồng Việt Nam. Hội An là vùng đất cuối sông đầu biển, dòng sông Thu Bồn này chính là nơi kết nối lục địa với đại dương. Chúng tôi tham quan thành phố bắt đầu từ cửa biển.

Về phố cổ Hội An - ảnh 1
Thành phố Hội An nơi cuối sông, đầu biển

Cửa Đại, nơi giao thủy giữa sông Thu Bồn và biển Đông đã từng được nhắc đến trong minh văn Chàm từ cuối thế kỷ thứ IV. Cửa biển này được gọi là Đại Chiêm hải khẩu, là điểm dừng chân của các thương thuyền trên con đường gốm sứ, con đường hương liệu, từ đông sang tây và ngược lại. Nhiều tài liệu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Chăm Pa. Các thương thuyền ngoại quốc thường ghé nơi này lấy nước ngọt và trao đổi hàng hóa, sản vật…

Theo tài liệu, thế kỷ XV, người Việt bắt đầu xuất hiện ở vùng đất này. Thế kỷ XVI, thương cảng xưa của người Chăm đón thêm những thương nhân người Bồ, người Nhật, người Hoa về định cư, buôn bán. Cảng thị quốc tế lâu đời này bắt đầu vào thời hưng thịnh.

Thuyền chúng tôi đi qua  một ngôi làng ven sông  có cái tên rất đẹp: làng Kim Bồng. Ngôi làng cổ này có tuổi đời trên 400 năm. Cư dân trong làng là những người nông phu theo chân Lê Thánh Tông vào Nam mở cõi từ thế kỷ XV.

Những người dân quê gốc Thanh Nghệ đã mang theo nghề mộc xứ Bắc vào vùng đất mới. Họ chính là chủ nhân của những nhát đục tài hoa  trên sườn những ngôi nhà cổ Hội An. Cũng tại làng mộc cổ xưa này, ngàn vạn con thuyền gỗ đã ra đời, phục vụ cho nghề đi biển của dân Hội An.

Ngày nay, khi nghề đi biển ngày càng phát triển với cách thức hiện đại, thì xưởng đóng tàu sầm uất xưa kia nay đã thu hẹp dần, chỉ còn phục vụ cho nghề đánh cá gần bờ .

Phố chợ

Phố chợ ven sông này đã tồn tại mấy trăm năm nay. Nhà phố 2 mặt sông, mặt phố, trên bến dưới thuyền. Vị trí bến sông này, mấy trăm năm trước, là vị trí cập bến của tàu nước ngoài có trọng lượng hàng trăm, hàng nghìn tấn.

Ngày nay, khi dòng chảy thay đổi, bến cảng này bị bồi cạn và mất dần vị trí nước sâu. Hội An mất đi vai trò cảng thị quốc tế. Bảo tàng Hội An - nơi chứa những dấu tích về quá trình hình thành đô thị cổ.

Về phố cổ Hội An - ảnh 2
kiến trúc nhà ống làm nên sự sầm uất cho phố Hội

Sau cái tên Đại Chiêm hải khẩu thời Chăm Pa, Người phương Tây xưa kia gọi Hội An là Faifo. Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 lại ghi là Haifo.

Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An. Bảo tàng Hội An cũng ghi lại hình ảnh các loại thương thuyền của người Nhật, người Hoa, người Hà Lan và người Việt từng cập cảng Hội An. Những mảnh gỗ thuyền lớn cho thấy nơi này từng là cảng nước sâu, có thể đón tiếp những con thuyền lớn.

Tách khỏi những con phố đông người, chúng tôi bước vào con hẻm vắng nhưng không gian lại thoáng mát như làng. Điểm đến mới là một cái giếng vuông nhà Bá Lễ.

Cái giếng kiểu Chăm này có lẽ không dưới 400 năm tuổi. Xưa kia Hội An chính là nơi tiếp liệu cho thuyền bè trên hành trình thương hải Đông - Tây, vậy nên chắc chắn các thủy thủ, cũng giống như tôi đã không bỏ lỡ cơ hội có được sự sảng khoái khi tưới lên mình những giọt nước ngọt mát lành nơi giếng cổ, sau một hành trình dài trên biển.

Về phố cổ Hội An - ảnh 3
Giếng nước nhà Bá Lễ hình thành 400 năm trước giờ vẫn sử dụng tốt

Chúng tôi đến Nhà thờ Giáo xứ Hội An. Đây là nơi yên nghỉ cuối cùng của 3 nhà truyền giáo phương tây từ thế kỷ XVII. Theo sử sách công giáo lưu lại, từ năm 1615 các nhà truyền giáo dòng Tên từ Vatican đã đến Việt Nam, trên các thương thuyền phương Tây cập bến Hội An để truyền bá đạo thiên chúa.

Hội An thời đó vô cùng tấp nập, đông đúc, hàng hóa phong phú dồi dào vô kể - như những gì giáo sỹ Borry đã báo cáo trong thư gởi bề trên ở Vatican vào năm 1621, một số giáo sỹ tiên khởi như Francesco De Pina, Christopho Borry, Francesco Buzomi…

Từ giáo xứ Hội An chúng tôi đi bộ giữa cánh đồng Trường Lệ - Cẩm Hà đầy gió để đến thăm chốn yên nghỉ của một thương nhân Nhật Bản. Ngôi mộ có từ năm 1665.

Hậu thế hình dung về một cuộc tình rất đẹp từ các tấm bia khắc 4 thứ tiếng Việt, Nhật, Anh, Pháp đặt gần ngôi mộ Ta ni Ya ji ro bei, thương nhân Nhật Bản. Bia viết: “Do Nhật hoàng chủ trương cấm buôn bán với hải ngoại, Ta ni Ya ji ro bei phải từ giã Hội An trở về quê hương nhưng sau đó đã tìm cách quay lại để sống bên cạnh người yêu là một cô gái Hội An cho đến khi từ biệt cõi đời.

Di tích này là mối quan hệ tốt đẹp giữa thương nhân Nhật với cư dân Hội An vào giai đoạn thương cảng Hội An phát triển sầm uất đầu thế kỷ XVII”.

Biểu tượng chùa Cầu

Chiếc cầu có mái che giống như hiện ra từ câu chuyện cổ. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản.

Về phố cổ Hội An - ảnh 4

Viện nghiên cứu Văn hóa Quốc tế, Đại học Nữ Chiêu Hòa Nhật bản trao tặng mô hình Chùa Cầu cho chính quyền Hội An, nhân dịp khánh thành công trình sửa chữa Chùa Cầu ngày 3.8.2024

Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa".  Cây cầu này là biểu tượng của thời kỳ giao thương mạnh mẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Chính quyền sở tại đã cho phép thành lập phố Nhật Bản tại đây và có hàng trăm thương nhân Nhật định cư và lập gia đình với người dân bản địa. Vì vậy , các ghi chép của phương Tây thời kỳ này gọi Hội An hay Faifo là phố Nhật.

Mới đây, ngày 3.8.2024, Viện nghiên cứu Văn hóa quốc tế Đại học Nữ Chiêu Hòa Nhật Bản tổ chức trao tặng mô hình chùa Cầu, nhân dịp gần 2 năm tu sửa Chùa Cầu xong.

Rải rác trong phố có nhiều hội quán của người Hoa. Từ sau khi có lệnh bế quan tỏa cảng của Nhật hoàng, nhiều người Nhật phải về nước thì người Hoa chiếm số đông trong khu người ngoại quốc ở Hội An.

Về phố cổ Hội An - ảnh 5
Hội quán Phúc Kiến, có gian thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Hội quán Phúc Kiến, được xây dựng từ tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.

Tò he là món đồ chơi dân gian của người Việt  được người dân làng gốm Thanh Hà, Hội An sản xuất. Món đồ chơi này đã theo chân những thợ gốm Thanh Hóa vào lập nghiệp ở Hội An từ thế kỷ XV. Kể từ đó, người Việt cùng với người Hoa và người Nhật đã tạo nên một cộng đồng đa sắc tộc, đa văn hóa sống đoàn kết hòa thuận và cùng phát triển trong suốt nhiều thế kỷ.

Hình ảnh bà cụ bán tò he và cái thứ ngoại ngữ mà bà lão 83 tuổi này dùng để giao tiếp với người nước ngoài làm cho chúng tôi chợt hình dung về một Hội An hàng trăm năm trước, thời Đại Chiêm Hải khẩu, thời Faifo, Haifo, hay là Hoài Phố…

Người Việt xứ Đàng trong với tính cách thân thiện, cởi mở và khoáng đạt đã mang sứ mệnh thay mặt quốc gia tạo nên một sân chơi hội nhập mới mẻ, mở đường cho sự phát trển của đất nước.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读