Mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau,ốngđẹptạiĐBSCLvinhdựnhậnGiảithưởtrận central coast mariners người thì tật nguyền phải đi bán vé số dạo, người là giáo viên đã về hưu, người phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh,... nhưng điểm chung ở họ là những đóa hoa “sống đẹp” giữa đời thường. Giải thưởng KOVA lần thứ 16 - năm 2018 được trao cho 4 hạng mục gồm: “Kiến tạo” dành cho cá nhân/tập thể có công trình nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng thực tiễn; “Sống đẹp” dành cho những cá nhân/tập thể có việc làm cao đẹp, nhân văn; “Triển vọng” dành cho sinh viên xuất sắc có thành tích nghiên cứu khoa học và “Học bổng, nghị lực” dành cho sinh viên nghèo vượt khó học giỏi.Mới đây, Ủy ban Giải thưởng KOVA năm 2018, vừa công bố danh sách các cá nhân, tổ chức đạt giải ở các hạng mục. Trong đó, 3 cá nhân tại ĐBSCL vinh dự được đón nhận giải thưởng ở hạng mục “Sống đẹp”. Họ là những người có những hành động đẹp, nhân văn, góp phần truyền cảm hứng về những người Việt đầy tử tế và nhân ái. Người đàn ông tật nguyền vá đường từ tiền bán vé số dạo Ông Nguyễn Hồng Dân (còn gọi là chú Ba Dân, 51 tuổi, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) từ lúc 2 tuổi đã bị tật ở chân, phải bán vé số dạo để mưu sinh, nhưng đã dành tiền ra để tự tay vá đường cho bà con đi lại an toàn. Ông Ba Dân - người đàn ông tật nguyền dành tiền bán vé số để vá đường. Hàng ngày đi bán vé số trên đường, ông Ba Dân đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tâm xuất phát từ những ổ voi, ổ gà. Cũng từ đó, người đàn ông tật nguyền này đã có ý tưởng và bắt tay ngay vào công việc “bao đồng” là dặm vá đường miễn phí. Công việc bán vé số cho ông khoản thu nhập khiêm tốn (khoảng 100.000 đồng/ngày), nhưng ông vẫn dành ra một phần tiền có được mua đá, cát, xi măng... để đi vá đường. Ban đầu, nhiều người còn cho rằng ông Ba Dân có vấn đề về tâm thần, nhưng rồi ai cũng cảm phục trước tấm lòng vì bà con của ông. Chỉ với chiếc xe ba gác đạp cà tàng, có đủ đồ nghề sửa đường (xẻng, thùng hồ, bay...) và vật liệu, ông Ba Dân đã len lỏi khắp các tuyến đường bị hư hỏng ở TP Cần Thơ để dặm, vá. Ông Ba Dân có gia cảnh khá khó khăn, hai vợ chồng phải thuê nhà trọ để ở, ba người con của ông đi làm công nhân ở Bình Dương. Tuy vậy, ông luôn sống lạc quan, yêu đời, chan hòa và vui vẻ với mọi người xung quanh. Cô giáo của hàng trăm trẻ tật nguyền Trong suốt 19 năm qua, bằng tình thương, sự tâm huyết, cô giáo Nguyễn Thị Huỳnh Nga (61 tuổi, ở phường 8, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) đã mở lớp dạy miễn phí cho hàng trăm trẻ em mồ côi, bệnh tật không có điều kiện đến trường. Từng là giáo viên tiểu học, cô Nga đã chứng kiến nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật không thể đến trường như các bạn cùng trang lứa. Từ xót xa đến lòng thương cảm, năm 1999 cô quyết tâm thành lập lớp học tình thương dành cho các em. Cô giáo Nguyễn Thị Huỳnh Nga người đã mở lớp dạy cho hàng trăm trẻ em mồ côi, bệnh tật. Học sinh của cô Nga hầu hết đều có hoàn cảnh đáng thương như: mồ côi, cơ nhỡ, nhiều em mắc bệnh thiểu năng, bệnh Down, bị khuyết tật,... thậm chí có em bị nhiễm HIV. Công việc không hề dễ dàng và vô cùng vất vả nhưng cô Nga vẫn quyết tâm mang con chữ đến với các em. Dù điều kiện kinh tế không hề khá giả, nhưng từ khi về hưu (năm 2009) cho đến nay, cô giáo 61 tuổi này vẫn tiếp tục dành tất cả thời gian, tâm huyết, tiền bạc để duy trì lớp học này. Việc làm của cô giáo Nga đã khiến nhiều người khâm phục và xứng đáng là một tấm gương “sống đẹp”. Bà Sáu Thia - Khắc tinh của thủy thần Chứng kiến nỗi đau của những gia đình có con bị đuối nước, bà Trần Thị Kim Thia (59 tuổi, ngụ ấp 4, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) đã đứng ra dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ vùng lũ. Cuộc sống khá vất vả, bà Sáu Thia phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh, từ làm thuê, làm mướn đến bán vé số... Ấy vậy mà, người phụ nữ này đã xung phong đứng ra làm “huấn luyện viên bơi lội” cho các cháu nhỏ ở địa phương, chỉ với mong mỏi để các cháu ở vùng sông nước tránh được cái họa của thủy thần. Bà Sáu Thia đã dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 cháu nhỏ vùng lũ
Cách dạy của bà khá đơn giản, nhưng lại khá hiệu quả. Không cần phải có hồ bơi, cũng chẳng cần áo phao, bà chỉ dùng lưới cước bao bọc dưới mé sông khoảng 30 – 40m2là đã dạy được. Thông thường, một cháu nhỏ vào tay bà thì chỉ độ 1 tuần là đã biết bơi căn bản. Ban đầu chỉ khoảng hơn chục cháu đến học bơi, nhưng sau đó tiếng tăm bà Sáu Thia lan đi khắp các địa phương lân cận. Do đó, vào cao điểm hè, bà có đến hàng trăm cháu đến xin học bơi. Đã 16 năm qua, bà Sáu Thia đã dạy cho trên 2.000 cháu nhỏ biết bơi, nhờ vậy mà nhiều trường hợp các em gặp sự cố trên sông đã thoát cảnh đuối nước. Mọi người thường gọi vui bà là “Khắc tinh của thủy thần”. Nhiều phụ huynh thương hoàn cảnh khó khăn của bà Sáu Thia, nên đã cho tiền bà như một sự tri ân cho việc dạy các cháu bơi, nhưng bà nhất quyết không nhận tiền của bất kỳ ai.
|