【giai vo dich dan mach】Bản chép tay Truyện Kiều của hoàng gia triều Nguyễn
Tương truyền,ảnchéptayTruyệnKiềucủahoànggiatriềuNguyễgiai vo dich dan mach sau khi viết xong Truyện Kiều đặt nhan đề là Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du có đưa cho bạn thân là Phạm Quý Thích (1760-1825) xem. Phạm Quý Thích nhuận sắc, sửa chữa một vài chỗ, viết đề từ bằng chữ Hán, và đổi tên thành Kim Vân Kiều tân truyện, đưa khắc in ở Hàng Gai, Hà Nội. Đáng tiếc, hiện nay bản này đã không còn.
Trong lịch sử, Truyện Kiều đã có nhiều lần được khắc in. Giới nghiên cứu từng biết đến 63 bản Truyện Kiều cổ đã được công bố giới thiệu. Nhiều người cơ bản thống nhất rằng, bản Truyện Kiều được sao chép, in ấn sớm nhất mà hiện nay còn lưu trữ đó là bản Liễu Văn Đường (1866), tiếp đó là các bản Kinh (1870), bản Liễu Văn Đường (1871), bản Duy Minh Thị (1872)... Đó là những bản Truyện Kiều xuất hiện dưới thời Tự Đức (1847-1883).
Mới đây nhất, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Bảo công bố bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn với nhiều thông tin cần được nghiên cứu sâu.
Một trang điển hình
Một bản Kiều đặc biệt
Đây là bản của Hoàng gia triều Nguyễn với đặc điểm nổi bật đầu tiên là bìa sách. Bìa là hình rồng dệt, mặt rồng ngang, thân uốn khúc, chân năm móng bấu vào mây ngũ sắc, trang trí xung quanh nền là bát bửu. Tính chất của họa tiết rồng năm móng, chứng tỏ đây là bản của nhà vua “ngự lãm”. Theo nhiều thông tin, cuốn cổ thư này từng được bày bán ở một hiệu sách cổ ở Paris, sau đó trở thành thư mục nằm trong bộ sưu tập cổ thư của Thư viện Anh quốc từ năm 1894. Có lẽ cuốn cổ thư ấy đã từng bị thất tán sau sự kiện thất thủ Kinh đô 1885.
Về hình thức, bản Kiều chép tay này có tên gọi là Kim Vân Kiều tân truyện, gồm 150 mặt giấy dó. Ngoài 4 mặt giấy phụ bìa in hình rồng màu vàng thếp, nền đỏ, sách có146 mặt giấy dó, tương ứng với 146 trang nội dung. Nội dung từng trang được trình bày rất thống nhất: trích yếu nội dung, số trang, phần thơ chữ Nôm, phần phụ chú bằng chữ Hán. Mỗi trang ngoài phần chữ, còn có phần tranh minh họa cho nội dung gồm 146 bức tranh vẽ bằng mực nho cực kỳ chi tiết. So với các bản chép tay truyện Kiều của Lâm Nọa Phu, Nguyễn Hữu Lập, Trần Bích San, bản chép tay này rất chuẩn mực, chữ viết dạng chữ chân sắc nét, nghiêm ngắn. Tuy nhiên, đến nay chưa có định hướng xác định người chép bản Kiều này cũng như tác giả của 146 bức tranh minh họa ấy là ai.
Về nội dung, theo nhận định, bản Kiều này tương đối thống nhất với các bản khắc in dưới thời Tự Đức, nhưng điều thú vị là có nhiều chữ trong bản chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn được sử dụng dưới dạng phương ngữ, dùng lối phát âm theo giọng Huế. Ví dụ như “Lời xưa đã lỗi muôn vàng” (các bản khác là “muôn vàn”); “Câu thơ thắc thẻm khen thầm” (các bản khác là “Xem thơ nức nở…”).
Quả thực, bản Truyện Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn trước đây chưa từng xuất hiện ở Việt Nam. Đó là một bản Kiều cực kỳ quý hiếm, nhưng chưa được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng về văn bản, thư tịch học.
Cảnh Tiết thanh minh trong Kim Vân Kiều Tân truyện
Những sự trùng khớp ngạc nhiên
Đáng chú ý nhất là phần chữ đỏ mang tính nhận định nội dung của từng trang trong bản Kiều này. Theo điển lệ, chỉ có vua mới được viết chữ màu đỏ, do vậy mới có hiện tượng gọi là “châu phê” trên văn bản, dấu ấn sâu đậm nhất là hiện nay trong thư tịch ở Việt Nam còn lưu giữ hàng trăm trang tài liệu Châu bản thể hiện ý chỉ của nhà vua trên văn bản. Từng mỗi trang trong bản Kiều này đều có các dòng “châu phê” như thế. Do vậy, căn cứ vào niên đại và tính chất, có thể khẳng định chính vua Tự Đức là người đã “châu phê” trên các trang của bản Kiều này.
Có thể thấy rằng, vua Tự Đức là một người rất yêu quý Truyện Kiều. Sinh thời, vua Tự Đức đã có chủ trương tìm kiếm, nhuận sắc để in lại Truyện Kiều. Nhà vua từng nói về sự thất tán của Truyện Kiều và ước muốn lưu giữ tác phẩm này qua mấy vần thơ trong bài “Tổng từ” về Truyện Kiều mà Tô Nam Nguyễn Đình Diệm đã dịch lại như sau:
Trên sông Hương tháng ba một buổi/Truyện Thanh Tâm ngồi rỗi ngâm nga/Truyện này Thánh Thán soạn ra/Diễn thơ lục bát nước ta Tiên Điền/Trải lắm độ triền miên mưa gió/Tập hoa đường còn có nữa đâu/Gặp khi rỗi rãi trên lầu/Truyện hay chẳng lẽ về sau tro tàn/Xét tủ cũ may còn trọn tập/Họa đồ hình định rắp đem in/Gấm hoa đề vịnh từng thiên/Hai mươi hồi nét mực tiên sáng ngời (trích dẫn theo Nguyễn Quảng Tuân trong Truyện Kiều, bản Kinh thời Tự Đức 1870).
Điều này quả là thú vị. Chính cái ý “Họa đồ hình định rắp đem in” (Truyền thần tả chiếu tương trùng thiên) và “Gấm hoa đề vịnh từng thiên” (Trích hoa ly tảo phân đề vịnh) mà vua Tự Đức nói tới cũng trùng hợp với thực tế xuất hiện các bức tranh minh họa ở từng trang, các dòng châu phê ở từng trang trong cuốn Truyện Kiều đặc sắc này.
Đặc biệt hơn, khi so sánh các chữ giống hình thức, giống nghĩa ở các dòng của chữ viết nội dung màu đen với các dòng châu phê màu đỏ thì có sự trùng khớp, giống nhau về thư pháp đáng ngạc nhiên. Điều này tạo nên một phán đoán mang tính suy luận là: chữ trong cuốn cổ thư này là cùng một người viết. Nếu như đã phân tích, chính vua Tự Đức đã châu phê vào từng trang của bản Kiều này thì phần viết nội dung cũng chính là của vua Tự Đức.
Suy luận này của chúng tôi là một hướng nghiên cứu cần được các nhà thư tịch học tiếp tục làm rõ thêm, ngõ hầu có thể khẳng định một cách xác tín cho giá trị độc đáo về hình thức của một kiệt tác văn chương Việt Nam. Nếu quả đúng vậy, cuốn Truyện Kiều này sẽ nhân lên nhiều giá trị về thư tịch, về văn chương, mỹ thuật, thư pháp. Đó đúng là một báu vật văn học gắn liền với tên tuổi của những trí thức tinh hoa dưới thời Nguyễn.
BÀI, ẢNH: NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
-
Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nướcNâng tổng mức dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu thực tếPhấn đấu đến 2025, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 7,8 tỷ USD/nămCánh cửa rộng mở ra thế giớiDoanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USDXây dựng quy chuẩn quốc gia cho hàng dự trữ nhà nướcKho bạc Nhà nước tiếp tục xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030Mẹ và con gái giấu hơn 800 kg pháo nổ trong phòng ngủ Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”Hà Nội bàn phương án mới tuyển sinh vào lớp 10: Có giảm được áp lực thi cử?
下一篇:Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Clip đánh vần lạ tiếng Việt: Cuốn sách lớp 1 chưa được kết luận tính đúng/ sai
- ·Cơm tấm Kiều Giang sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất sứ
- ·Kiên Giang: Năm 2019, phấn đấu tăng thu thêm 200 tỷ đồng so dự toán
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Chú trọng phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Bình Dương
- ·Học viện Tài chính tuyển sinh Thạc sỹ Tài chính và Đầu tư khóa 10
- ·Liên tiếp xảy ra hai trận động đất tại các tỉnh Quảng Nam và Sơn La
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Trung tướng Tô Ân Xô: Ông Phạm Nhật Vượng không trong danh sách cấm xuất cảnh
- ·Thị trường Bắc Âu: Ưa chuộng hàng Việt
- ·Thủ tướng: Không ôm đồm, tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng Đề án thí điểm bảo lãnh thông quan
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước đưa ra kế hoạch mua lương thực dự trữ năm 2019
- ·Cảnh sát biển tạm giữ tàu chở 46 ngàn lít dầu không rõ nguồn gốc
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Bão số 6 (Bão Nesat) suy yếu dần, di chuyển về vùng biển Trung Bộ
- ·Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí
- ·Án mạng từ mâu thuẫn chuyện tiền bạc ở Phú Yên
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·TP.HCM: Nhiều trường ĐH công bố điểm chuẩn trúng tuyển
- ·9h, ngày 8/8, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng
- ·Quảng Bình: Phát huy thế mạnh sàn giao dịch thương mại điện tử
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Hà Nội: Thanh tra kiến nghị thu hồi gần 179 tỷ đồng
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Không thể đơn phương tăng thuế nhập khẩu trang thiết bị y tế
- ·Nhiều địa phương chủ động bình ổn giá cả dịp Tết Nguyên đán
- ·Honda Việt Nam phối hợp triển khai các hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Đã tính toán kỹ tác động của việc tăng giá điện lên CPI
- ·Bão số 4 mạnh thêm, cách Móng Cái và Nam Định 180km
- ·Tin tưởng ngành Tài chính sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Tháng 7, cả nước xuất siêu 74 triệu USD