您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【tom đú poker】Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng di cư với châu Âu

Ngoại Hạng Anh8736人已围观

简介Cảnh sát Áo nhấc bổng một bé gái để tránh cho em bị thương giữa dòng người tị nạn tại ga đường sắt N ...

he luy tu cuoc khung hoang di cu voi chau au

Cảnh sát Áo nhấc bổng một bé gái để tránh cho em bị thương giữa dòng người tị nạn tại ga đường sắt Nickelsdorf.

TheệlụytừcuộckhủnghoảngdicưvớichâuÂtom đú pokero Cơ quan kiểm soát biên giới của Liên minh châu Âu (EU) Frontex, số người di cư tìm về “miền đất hứa” châu Âu trong năm nay cao gần gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Hiện có khoảng 4 triệu người Syria đang tị nạn tại các nước láng giềng, và những người này có thể sẽ quyết định dấn thân vào hành trình mạo hiểm tìm đến châu Âu nếu cuộc sống trở nên tồi tệ hơn.

Trong thập kỷ trước, vấn đề di cư và những ảnh hưởng của làn sóng này đối với kinh tế đã trở thành thách thức không nhỏ đối với các nước EU. Sau khi khối mở rộng hơn về phía Đông vào năm 2004, lao động từ các nước Trung và Đông Âu đã có thể di chuyển tự do trong khu vực. Một số ý kiến ở phía Tây Âu cho rằng đây là mối đe dọa mới đối với an ninh việc làm và các lộ trình tăng lương. Sự nhạy cảm đối với vấn đề di cư càng gia tăng sau các cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công tại khu vực đồng euro ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và buộc Chính phủ các nước phải cắt giảm ngân sách.

Thực tế, theo những nghiên cứu gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế châu Âu (OECD), với dân số già hóa, EU có thể tận dùng nguồn nhân lực trẻ dồi dào từ làn sóng di cư và ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề di cư đối với hầu hết các quốc gia sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên, các phân tích này có thể sẽ sai lệch nếu dòng người di cư quá trẻ hoặc không được giáo dục. Việc đào tạo và giúp các lực lượng này đủ tiêu chuẩn để đáp ứng thị trường lao động sẽ đòi hỏi quốc gia đón nhận phải tiêu tốn không ít tiền của, trong khi nhiều nước châu Âu đang trong tình trạng khó khăn và không đủ sức chi trả cho các hoạt động này.

Trong khi đó, việc người di cư không phân bố đồng đều tại các khu vực, khiến nhiều nước ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng đang chỉ trích mạnh mẽ những nước phản đối việc phân bổ người tị nạn. Điều này đang xói mòn tính thống nhất của EU, khiến người ta phải đặt câu hỏi về giá trị cũng như các nguyên tắc thành lập của khối này. Ngay kể cả chính sách đường biên tự do theo Hiệp ước Schengen được áp dụng cho hầu hết các nước EU cũng khiến nhiều người băn khoăn. Trong khi đó, các cuộc tranh cãi về tính đa nguyên tại EU càng trở nên gay gắt do thái độ cực đoan của một số thế hệ người di cư thứ hai và thứ ba.

Không chỉ vậy, cuộc khủng hoảng di cư còn kéo theo các nguy cơ chính trị. Nguy cơ cao nhất nổi lên hiện nay là ở Anh, nơi Thủ tướng David Cameron dự định tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý để xem Anh có nên ở lại EU hay không. Vấn đề nhập cư là một trong những quan ngại hàng đầu của các cử tri trong bối cảnh Chính phủ thay đổi mục tiêu ban đầu là cắt giảm số người nhập cư hàng năm xuống dưới mức 100.000 người. Làn sóng phản đối người nhập cư ngày càng gia tăng đe dọa củng cố hơn nữa những ý kiến ủng hộ “Brexit”. Tuy nhiên, thái độ cứng rắn trong việc xét duyệt hồ sơ xin tị nạn cũng có những nguy cơ riêng bởi Thủ tướng Cameron đang phải dựa vào các cường quốc như Đức, Pháp và Italy để tạo ảnh hưởng trong việc tái đàm phán quan hệ Anh-EU trước các cuộc bầu cử.

Rõ ràng việc phải “dò dẫm” để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng di cư hiện nay khiến cuộc chiến lương tâm mà châu Âu đang đối mặt, khi vừa làm hài hòa những giá trị nhân đạo vừa thực hiện một chính sách thực tế nhằm kiểm soát cuộc khủng hoảng đang kéo căng toàn xã hội châu Âu, vốn nổi tiếng với mạng lưới an sinh xã hội tiến bộ, sẽ chưa thể kết thúc trong một sớm một chiều. Để giải được bài toán di cư hóc búa, điều mà châu Âu cần làm là tìm được một tiếng nói chung, và lấy mục tiêu “hội nhập châu Âu toàn diện” làm cơ sở để cùng nhau tìm về phía ánh sáng nơi cuối đường hầm.

Tags:

相关文章