当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lịch bóng đá trực tiếp】Chính thức bỏ hộ kinh doanh ra khỏi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

chinh thuc bo ho kinh doanh ra khoi luat doanh nghiep sua doiHôm nay Quốc hội biểu quyết thông qua 4 dự án luật quan trọng
chinh thuc bo ho kinh doanh ra khoi luat doanh nghiep sua doiDo tính chất rất đặc thù, cần xây dựng luật riêng về hộ kinh doanh
chinh thuc bo ho kinh doanh ra khoi luat doanh nghiep sua doiLàm rõ một số nội dung về khái niệm doanh nghiệp nhà nước
chinh thuc bo ho kinh doanh ra khoi luat doanh nghiep sua doi

Các đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, về hộ kinh doanh (Chương VIIa): Một số ý kiến đồng ý với việc quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật; một số ý kiến khác đồng ý xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị ĐBQH. Trên cơ sở đa số ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu theo hướng bỏ quy định tại Chương VIIa về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Điều 199a).

Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành).

Về doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Điều 88: Một số ý kiến cho rằng khái niệm DNNN như tại dự thảo Luật (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) là chưa phù hợp. Khái niệm DNNN đã thay đổi liên tục, không bảo đảm tính nhất quán, tác động đến cách thức quản lý của các doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt trong cách thức quản lý với các doanh nghiệp khác.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo: Quy định DNNN gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết như dự thảo Luật nhằm thể chế hóa chủ trương về tỷ lệ cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước theo Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN (Nghị quyết số 12).

Dự thảo Luật đã sửa đổi khái niệm DNNN theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định về tổ chức quản trị phù hợp để nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc rà soát các luật có liên quan về DNNN để bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, có hiệu lực thi hành cùng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật đã được hoàn thiện, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua.

Có ý kiến cho rằng, cổ phần chi phối là phải quyết định được những vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp. Do đó, đề nghị DNNN phải có cổ phần chi phối của Nhà nước đạt 65% thì mới là DNNN.

Theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, nội hàm “bảo đảm Nhà nước nắm giữ phần vốn góp hoặc cổ phần chi phối” tại khái niệm DNNN bám sát quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 12. Quy định này nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn việc sử dụng vốn nhà nước trong các DNNN.

Việc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ đã bảo đảm quyền chi phối trực tiếp việc ra các quyết định thông thường (chỉ yêu cầu tỷ lệ trên 50%) và chi phối gián tiếp (phủ quyết) việc ra một số các quyết định khác (yêu cầu tỷ lệ 65%) của doanh nghiệp đó. Đồng thời, tỷ lệ này cũng phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật.

Về quyền của cổ đông phổ thông (Điều 115): Có ý kiến cho rằng, không nên quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông phổ thông. Việc giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông phổ thông sẽ dẫn đến có nhiều cổ đông nhỏ được can thiệp vào hoạt động quản trị, điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ, đề nghị quy định trong dự thảo Luật về trách nhiệm công khai thông tin của cổ đông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, việc quy định cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông thấp hơn được thực hiện các quyền quy định tại dự thảo Luật là nhằm bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số và nhóm cổ đông trong doanh nghiệp. Đây là nội dung quan trọng quy định về khung quản trị doanh nghiệp. Việc quy định theo hướng trên cũng sẽ góp phần quan trọng trong thu hút các nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để phù hợp và thống nhất với khái niệm cổ đông lớn quy định trong Luật Chứng khoán, mức tỷ lệ sở hữu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông để thực hiện một số quyền của cổ đông phổ thông cần bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp lý của các cổ đông thiểu số, nhóm cổ đông trong doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tránh sự thay đổi quá lớn, có thể gây khó khăn trong quản trị, quản lý bí quyết công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp; phù hợp với thực trạng quản trị và bối cảnh của nước ta, tương thích với mức tỷ lệ phổ biến ở nhiều nước.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông phổ thông là 5%...

分享到: