【bảng xếp hạng borussia mönchengladbach gặp fc augsburg】Gần 572.000 thí sinh bước vào phòng thi đại học

时间:2025-01-11 23:49:22 来源:88Point

Theầnthiacutesinhbướcvagraveophogravengthiđạihọbảng xếp hạng borussia mönchengladbach gặp fc augsburgo ghi nhận của PV, sau hai tiếng làm bài, đã có thí sinh ra khỏi phòng thi. Tại hai hội đồng thi ĐH Sài Gòn và ĐH Sư phạm TP.HCM đã có thí sinh ra từ 9g17 và 9g20. Thí sinh Nguyễn Thị Thùy Trang (Đồng Nai) thi ngành kế toán vào ĐH Sài Gòn đánh giá đề thi khá dễ, với sức học trung bình có thể dễ dàng được 6, 7 điểm. Thùy Trang cho biết, đề năm nay có 9 câu, không có phần tự chọn, câu thứ 2 rất dễ, học sinh lớp 10 cũng có thể làm được. Câu 8 về hệ phương trình hơi rắc rối. Theo Trang, đề thi có tính phân loại cao với hai câu cuối.

Thí sinh làm thủ tục dự thi cho kỳ thi tuyển sinh 2014 - Ảnh: Thuận Thắng

Thực hiện chủ trương đổi mới thi cử, coi đổi mới thi cử là khâu đột phá của đổi mới giáo dục, Bộ GD-ĐT công bố sẽ thực hiện đổi mới phương thức đề thi theo hướng không bắt thí sinh phải nhớ nhiều chi tiết một cách máy móc, không học thuộc lòng theo khuôn mẫu có sẵn, mà tăng cường kiểm tra năng lực, khả năng tư duy, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Ghi nhận tại các trường ĐH cho thấy ngoài những yêu cầu chung để bảo đảm điểm thi tuyển sinh an toàn, đúng quy định, nhiều trường còn đưa ra nhiều phương thức hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh.

Tại Trường ĐH Ngoại thương HN, nhiều phòng thi sẽ được bật máy điều hòa trong suốt thời gian thí sinh làm bài để giúp các em chống lại thời tiết mùa hè nóng nực. Trường ĐH Thủy lợi dành cả hội trường lớn phía sau khu vực thi và cách ly hoàn toàn với khu vực thi để đón người nhà thí sinh nghỉ ngơi trong thời gian thí sinh làm bài. Trường ĐH Kinh tế quốc dân lần đầu tiên dành toàn bộ 500 chỗ trọ còn trống trong ký túc xác để đón thí sinh đến ở miễn phí trong cả hai đợt thi.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đã có 22.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia hướng dẫn thí sinh nơi ăn, chốn ở, hỗ trợ thí sinh, người nhà thí sinh đến địa điểm thi đợt 1. Đặc biệt, toàn bộ các địa điểm tổ chức thi tuyển sinh ĐH trên cả nước sẽ được các đơn vị điện lực bố trí nhân viên kỹ thuật túc trực trong suốt thời gian tổ chức kỳ thi. Các sự cố phát sinh sẽ được hỗ trợ xử lý kịp thời nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu điện, mất điện.

Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, tại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014, bộ tổ chức các đoàn thanh tra lưu động phối hợp với đoàn thanh tra các bộ ngành, các trường ĐH, các địa phương để thực hiện công tác thanh tra ở các điểm thi cũng như các hội đồng thi. Bộ GD-ĐT cũng đã thiết lập đường dây nóng của Thanh tra bộ là 0936315334 để thường trực tiếp nhận mọi phản ánh liên quan đến kỳ thi.

Tại TP.HCM, ở  hội đồng thi Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM  vào lúc 5g sáng đã có gần 50 thí sinh, phụ huynh có mặt trước cổng trường để chuẩn bị cho ngày thi đầu tiên. Ông Nguyễn Văn Bạch, quê Ninh Thuận đã đưa con gái là Nguyễn Thị Thúy Hằng lại trường, chú chia sẻ: “Sợ đi trễ, kẹt xe nên 4g sáng là 2 cha con đã thức dậy,chuẩn bị để đến trường cho sớm”. Chung tâm trạng là mẹ con cô Phạm Thị Tuyết Hương, Linh Xuân, Q.Thủ Đức, bà Hương đã thức dậy từ 4g để đưa con đến trường dự thi. Cô chia sẻ: “Do không rành đường, sợ lạc nên mẹ con dậy đi sớm cho yên tâm, lỡ có lạc còn biết đường xoay sở”.

Tại Hội đồng thi Trường ĐH Sài Gòn cơ sở chính, hơn 400 thí sinh, phụ huynh đã có mặt cho ngày thi đầu tiên. Ngồi trong sân trường với vẻ mặt lo lắng, thí sinh Dương Thị Tú Uyên, quê Bình Thuận dự thi ngành Giáo dục Tiểu học cho biết: “Kiến thức toán quá rộng, trước kì thi mình không chuẩn bị nhiều, nên hơi lo”. Để chuẩn bị tốt nhất cho môn thi đầu tiên, tối qua Uyên đã sắp xếp sẵn giấy tờ tùy thân, bút, thước… trong ba lô. Sáng 4g thức dậy, Uyên và bạn cùng phòng kiểm tra lại lần nữa để yên tâm đi thi.

Nhiều thí sinh quên máy tính

Tại hội đồng thi trường ĐH Công Nghiệp 4 TP.HCM, khá nhiều trường hợp thí sinh quên máy tính phải gọi điện cho phụ huynh mang tới. Thời gian phát đề thi bắt đầu lúc 7g nhưng vẫn có khoảng 7 thí sinh đến trễ và được các sinh viên tình nguyện hướng dẫn vào phòng thi. Tại ĐH Bách khoa TP.HCM, nhiều thí sinh quên máy tính phải nhờ tình nguyện viên gọi điện cho người nhà mang tới gây nên tâm trạng lo lắng. Rất nhiều thí sinh đến giờ tập trung vào phòng thi mới có mặt tại hội đồng thi

Đi trễ, thí sinh không được thi

Thí sinh Nguyễn Anh Dũng (sinh năm 1995, tại Gia Lai) đăng ký thi khối A vào ĐH Kinh tế Đà Nẵng. 7g25 sáng 4-7, thí sinh đến Hội đồng thi ĐH Đông Á để dự thi thì bị trễ, không được thi. Bác Phan Thị Thu Phi, mẹ thí sinh Anh Dũng cho biết trên đường đến dự thi thì bị thủng lốp xe nên mới bị trễ. Được biết,  Nguyễn Anh Dũng cũng đăng ký thi khối B vào ĐH Quy Nhơn.

Trong khi đó, thí sinh Vũ Lễ Uyên thi ngành Quản trị kinh doanh với vẻ mặt tự tin hơn cho biết: “Khối A không phải là khối thi chính của mình, mình muốn thi để thử cảm giác ngồi trong phòng thi như thế nào để rút kinh nghiệm cho thi đợt 2”. Cũng trong buổi sáng, ghi nhận nhiều thí sinh đi thi quên mang theo bút, thước, máy tính…

Tại Hội đồng thi ĐH Bách Khoa TP.HCM, từ 5g sáng thí sinh và phụ huynh đã có mặt, các tình nguyện viên chuẩn bị đồ ăn sáng, nước uống, sắp xếp xe, cảnh sát giao thông cũng đến phân luồng giao thông để tránh kẹt xe. .

Tại Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (Q. Bình Thạnh), nhiều phụ huynh và thí sinh đã đến từ rất sớm và đứng đông nghẹt trước cổng trường. Tuy nhiên vẫn có thí sinh đến muộn hớt hải khi cổng trường sắp đóng.

Tình hình giao thông tại khu vực này khá thuận lợi, không xảy ra tình trạng kẹt xe, các tuyến đường Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, D2 quanh điểm thi của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM và ĐH Ngoại Thương, ĐH Công Nghệ đều đảm bảo lưu thông.

Tại Tiền Giang, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, chưa có tình trạng thí sinh đến trễ so với giờ quy định.

Tại Nha Trang, từ hơn 5g sáng, các thí sinh đã có mặt tại các điểm thi, trên mặt còn vẻ mệt mỏi vì dậy sớm. Lượng thí sinh và phụ huynh đưa con đi thi đông nên gây ùn tắc nhẹ trước cổng trường, cảnh sát giao thông đã phân luồng kịp thời. Các thí sinh tranh thủ ăn sáng và ôn lại bài trước khi vào phòng thi. Một số thí sinh bình thản đi vào phòng thi trong khi các thí sinh khác đã làm xong các thủ tục dự thi.

Thời tiết ở Nha Trang khá nắng nên lượng phụ huynh tập trung trước cổng trường chờ con không nhiều

Tại Đà Nẵng, vào lúc 6g tại điểm thi trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) đã xảy ra tình trạng kẹt xe cục bộ do phụ huynh đứng tràn ra lòng đường tại khu vực cổng phụ. Chỉ trong ít phút, sau khi cảnh sát giao thông xuất hiện thì tình hình được cải thiện.

Tại điểm thi trường THPT Bùi Thị Xuân, giám thị kiểm tra giấy tờ cá nhân của thí sinh dự thi vào trường đại học Kinh tế TP.HCM trước khi làm bài thi môn toán -  Ảnh: Như Hùng

Thí sinh dự thi vào trường ĐH Kinh Tế TP.HCM làm thủ tục trước giờ thi môn toán tại điểm thi trường THPT Bùi Thị Xuân Q1, TP.HCM- Ảnh: Như Hùng

 

Một thí sinh đi trễ chạy vào phòng thi tại hội đồng thi ĐH Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng) - Ảnh: Trường Trung

Tại điểm thi trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), tình trạng kẹt xe không xảy ra như mọi năm nhưng có hai thí sinh đến trễ được lực lượng bảo vệ mở cổng đưa vào phòng thi.

Chị Nguyễn Thị Mây, phụ huynh của thí sinh Lê Đức Anh đi trễ cho biết do đi giữa đường thì phát hiện máy tính cầm tay bị hư nên phải tức tốc đi mua máy tính mới. Năm nay tại các điểm thi không có tình trạng phát tờ rơi. Lực lượng sinh viên cũng được phong tỏa xung quanh các khu vực thi để hướng dẫn phụ huynh để xe và ngồi chờ. Chương trình “trà đá vì cộng đồng” cũng đã phục vụ 200 chai trà đá miễn phí cho phụ huynh tại mỗi điểm thi. 
 

Tại Huế, tình nguyện viên tiếp sức mùa thi Nguyễn Trần Bình Thắng của Trường ĐH Khoa học Huế - cho biết một thí sinh quê Quảng Trị, dự thi vào ngành kiến trúc của Trường ĐH Khoa học Huế đã bị mất thẻ dự thi. Lực lượng tình nguyện viên đã chở thí sinh này đến địa điểm thường trực của hội đồng tuyển sinh ĐH Huế để báo cáo, sau đó thí sinh này trở về điểm thi để thi môn đầu tiên.
 

Tại cụm thi Vinh, Nghệ An, hơn 19.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ đợt 1 năm 2014 các khối A, A1 bắt đầu bước vào môn thi đầu tiên.

Tại hội đồng thi trường ĐH Vinh, từ 6g sáng các thí sinh và phụ huynh đến sớm để tránh tình trạng kẹt xe. Trước khi bước vào cổng trường thi, các thí sinh đều gửi đồ tại các điểm giữ đồ miễn phí cho các tình nguyện viên. Một số thí sinh tranh thủ ôn lại bài chia sẻ tâm trạng khá lo lắng, hồi hộp.

Đến 8g sáng, thời tiết tại cụm thi Vinh tương đối nắng nóng nên nhiều phụ huynh vào các quán nước, bóng cây xanh nghỉ ngơi chờ con làm bài thi.

Hải Phòng sáng nay tiết trời dịu mát. Từ 6g sáng ở các điểm thi tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng, ĐH Hàng Hải, ĐH Dân Lập Hải Phòng…. đông đảo người nhà và sĩ tử đã có mặt để bước vào phòng thi.

 

Tại các khu vực ngã 4, ngã 5 của TP. Hải Phòng, lực lượng cảnh sát giao thông được bố trí từ sáng sớm để điều tiết giao thông đề phòng tắc đường.

 

Tại điểm thi trường Đại học Y Dược Hải Phòng, một bảng quy chế và lịch thi được đặt trước cổng trường để phụ huynh và thí sinh tiện theo dõi để chủ động sắp xếp trong việc đi thi. Hàng chục quán nước mọc lên tại khu vực vỉa hè các điểm thi song giá cả hợp lý, không có tình trạng chặt chém phụ huynh, sĩ tử đi thi.

Tại Đà Lạt, để tránh những sai sót, thiếu giấy tờ dự thi, đội tình nguyện tiếp sức mùa thi đã đứng dàn hàng trước cổng hội đồng thi kiểm tra giấy báo dự thi, bằng tốt nghiệp, giấy CMND… Những trường hợp thiếu hoặc quên điều được các tình nguyện viên hướng dẫn, nếu nhà trọ ở gần hội đồng thi có thể quay về lấy hoặc làm giấy cam kết tại phòng thi.

Theo quan sát của Tuổi Trẻ, mặc dù được phổ biến quy chế thi một ngày trước đó nhưng nhiều thí sinh vẫn đem điện thoại vào phòng thi. Tuy nhiên, trước giờ thi các cán bộ coi thi đã phát hiện và niêm phong. Nhiều thí sinh vẫn đến trễ. Ngoài chiếc xe 16 chỗ hỗ trợ thí sinh, còn có một đội xe ôm tình nguyện chở những thí sinh đến trễ đến tận các phòng thi.

Tại HĐT ĐH Tây Nguyên (Đắk Lắk), khoảng 7g15, hàng chục thí sinh hối hả lách vào khi cổng trường thi đã đóng khép. Đến khoảng 7g30, vẫn còn nhiều thí sinh khác mới đến nơi, cá biệt có một thí sinh nữ đến 7g20 vẫn ngồi ngoài cổng trường thi để… đợi bạn. Để giúp các thí sinh không muộn thi (có những điểm thi cách cổng trường hơn 1km), đội xe ôm tình nguyện túc trực ngay cổng trường để phục vụ thí sinh.

Đến khoảng 7g30, có gần 20 thí sinh đến trễ đã được sinh viên tình nguyện chở đến phòng thi. Nhiều thí sinh quên giấy tờ, sau khi ra cổng trường lấy từ gia đình cũng được các sinh viên tình nguyện chở trở lại phòng thi.

Một số phụ huynh đưa giấy tờ đến cho con không liên lạc được đã nhờ sinh viên tình nguyện đưa đến từng phòng thi cho thí sinh. 

Thuê khách sạn để nghỉ trưa

Một số thí sinh thường trú tại TP.HCM hoặc có người nhà ở xa điểm thi đã chọn cách thuê khách sạn nghỉ trưa trong giờ thi giữa hai buổi. Nhiều phụ huynh ngay sau khi con vào tập trung tại điểm thi đã dò xung quanh khu vực để tìm nơi nghỉ ngơi cho con sau điểm thi.

Chị Lê Thị Thanh Ngân cho biết, do nhà ở xa, chị đã tìm một khách sạn gần khu vực mà con chị đang thi, dự định sẽ thuê phòng khách sạn khoảng 4 tiếng buổi trưa để con nghỉ ngơi trước khi vào buổi thi chiều 4-7.

“Trời nắng quá, la cà xung quanh trường cũng không kiếm được chỗ nào để ngồi đâu. Tôi muốn đảm bảo sức khỏe cho con nên đã liên hệ khách sạn để cháu nghỉ buổi trưa nay rồi”, chị Ngân cho biết.

Trong khi đó, nhân viên đặt phòng của một nhà nghỉ, khách sạn gần điểm thi THCS Đồng Khởi cho biết, chỉ còn vài chỗ nghỉ trưa, nếu không đặt trước 9g(sáng 4-7) thì sợ đến trưa nay sẽ không còn chỗ.

Sinh viên tình nguyện giúp đỡ cha con thí sinh bị tai nạn

Anh Nguyễn Khắc Hiên - đội trưởng đội sinh viên tình nguyện Trường Đại học Thông tin Liên lạc - cho biết đội đã hỗ trợ chỗ ăn, ở miễn phí cho hai cha con thí sinh Trần Đức Khuê (huyện Phú Hòa, Phú Yên) bị tai nạn trên đường từ Phú Yên vào Khánh Hòa dự thi.

Các bạn sinh viên tình nguyện còn quyên góp, ủng hộ cha con em Khuê  600.000 đồng tiền vé xe (trở về quê sau khi kết thúc kỳ thi. Và đang tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ từ mọi người.

Khuê cho biết hai cha con đi xe máy lúc 3g sáng 3-7 từ nhà vào Nha Trang làm thủ tục dự thi. Đi đến xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa thì có chiếc xe khách pha đèn vào mặt nên ông Trần Đình Hà (56 tuổi, ba của Khuê) không thấy đường, bánh xe trước va phải vật cứng làm lạc tay lái ngã xuống đường. Được sự giúp đỡ của người dân địa phương, ông Hà tiếp tục lái xe bằng một tay phải (vì tay trái bị đau do té) đưa con trai đến trường.

Nguồn TTO