您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【soi kèo cúp fa đêm nay】Nâng hạng tín nhiệm

Cúp C29人已围观

简介S&P nâng bậc hệ số tín nhiệm quốc gia của VN lên BBMoody's nâng hạng tín nhiệm đối với MSBViệt Nam đ ...

nang hang tin nhiem co hoi lon thu hut dau tuS&P nâng bậc hệ số tín nhiệm quốc gia của VN lên BB
nang hang tin nhiem co hoi lon thu hut dau tuMoody's nâng hạng tín nhiệm đối với MSB
nang hang tin nhiem co hoi lon thu hut dau tuViệt Nam được Fitch nâng hạng tín nhiệm phát hành trái phiếu Chính phủ
nang hang tin nhiem co hoi lon thu hut dau tu
Việc xếp hạng tín nhiệm rất quan trọng đối với uy tín của quốc gia,ânghạngtínnhiệsoi kèo cúp fa đêm nay ảnh hưởng tới cộng đồng, các nhà đầu tư quốc tế của Việt Nam. Ảnh: ST​​​.

Tổng hòa nhiều yếu tố tác động

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) đã nâng hệ số tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên 1 bậc từ BB- lên mức BB, triển vọng “Ổn định” sau 9 năm. Các lý do S&P đưa ra khi nâng hệ số tín nhiệm cho Việt Nam bao gồm sự ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế vững chắc trong một thời gian dài; cải thiện rõ rệt về nền tảng thể chế của Việt Nam và là quốc gia có tiềm năng phát triển. Triển vọng “Ổn định” thể hiện dự báo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh, bền vững. S&P đánh giá nền kinh tế Việt Nam có tính đa dạng cao. Nền tảng vĩ mô vững chắc tiếp tục hỗ trợ hiệu quả hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Phân tích thêm về nguyên nhân, ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính nhận định: Công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam trong các năm gần đây thể hiện những định hướng chính sách rõ ràng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo cân đối vĩ mô và kiềm chế lạm phát hiệu quả. Bên cạnh đó, những cải cách quyết liệt của Chính phủ đã góp phần giữ vững vị thế của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn và thân thiện. Việc ký các hiệp định như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (VN-EU FTA) và các hiệp định tự do thương mại dự kiến sẽ gia tăng vị thế thương mại, tiếp cận thị trường lớn, thúc đẩy cạnh tranh thương mại, đẩy mạnh cải cách về môi trường pháp lý của Việt Nam.

Bên cạnh đó, công tác điều hành chính sách tài chính ngày càng hiệu quả hơn, thể hiện qua các cam kết cải thiện tình hình tài chính rõ ràng thông qua khuôn khổ tài chính ngân sách trung hạn. Việc cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) chuyển biến tích cực. Vị thế tài khóa ổn định và nằm trong mục tiêu đã được Chính phủ đề ra. Thu ngân sách khả quan, từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu, qua đó giảm bội chi NSNN. Nợ công giảm dần. Việc tái cơ cấu NSNN và tăng cường quản lý nợ công chuyển biến tích cực, nợ nước ngoài giảm dần, kỳ hạn trái phiếu Chính phủ kéo dài làm giảm thiểu các rủi ro đối với danh mục nợ Chính phủ, nợ công và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Trong điều hành chính sách tiền tệ có chuyển biến tích cực, nhất là hệ thống ngân hàng được củng cố, nỗ lực giải quyết nợ xấu, dự trữ ngoại hối tăng lên liên tục. Việc điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả góp phần kiềm chế lạm phát.

Gia tăng niềm tin với nhà đầu tư

Ngoài những tác động khách quan từ sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, ý thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm đối với uy tín của quốc gia, ảnh hưởng tới cộng đồng, các nhà đầu tư quốc tế của Việt Nam, với vai trò đầu mối, thời gian qua, Bộ Tài chính đã rất nỗ lực, tập trung nhiều thời gian cho công tác này. Ông Võ Hữu Hiển cho biết, phía Bộ đã chủ động thu thập, phân tích và xây dựng báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội; duy trì cung cấp thông tin thường xuyên nhằm giải trình, chứng minh về những kết quả tích cực của nền kinh tế. Cùng với đó là chủ động gặp và trao đổi với đại diện lãnh đạo cấp cao của Ủy ban đánh giá của S&P trong dịp hội nghị giữa kỳ và thường niên của Tổ chức Tiền tệ quốc tế /Ngân hàng Thế giới (IMF/WB) để phản ánh và cập nhật tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Hơn thế nữa, để chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt làm việc với lãnh đạo cấp cao cùng các chuyên gia phân tích của S&P tại Việt Nam (từ 12/3 đến 16/3/2019), Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung chu đáo phục vụ cho đợt làm việc. Đơn cử như: Xây dựng báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và triển vọng kinh tế 2019; chủ động rà soát các báo cáo đánh giá của S&P từ năm 2010 đến nay; chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung nhằm thể hiện những tiến bộ trong hoạt động tái cơ cấu NSNN, nợ công và cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng bền vững, tăng hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời trao đổi trực tiếp với đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để bố trí lãnh đạo cấp cao làm việc với đoàn nhằm làm rõ những vấn đề S&P còn quan ngại liên quan đến tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, tái cơ cấu khu vực ngân hàng. Bộ Tài chính gặp và trao đổi trực tiếp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước buổi làm việc chính thức với S&P để làm rõ các nội dung cần chuẩn bị, giúp đơn vị nắm được những quan ngại của S&P đối với từng lĩnh vực do đơn vị quản lý để chuẩn bị nội dung tốt cho buổi làm việc.

Cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội của Việt Nam và với những nỗ lực của Bộ Tài chính cũng như các cơ quan liên quan, S&P đã quyết định nâng hệ số tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam.

Chia sẻ về ý nghĩa của việc nâng mức xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế nói chung và của S&P nói riêng, đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đánh giá rằng rất quan trọng bởi qua đó sẽ nâng cao uy tín của quốc gia, gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, cả nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Bên cạnh đó, chi phí huy động vốn nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp sẽ giảm đi. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam đang giảm dần và có thể sẽ kết thúc vào năm 2020.

Việc nâng hạng tín nhiệm cũng mang lại tác động tích cực đối với xếp hạng của các ngân hàng trong nước. Ví dụ như trong năm 2018, khi xếp hạng tín nhiệm của quốc gia được tăng lên, ngay trong tháng 8/2018, Moody’s đã nâng hạng đánh giá đối với 14 ngân hàng thương mại của Việt Nam.

Tags:

相关文章