Dồn dập đến Việt Nam
Cuối tháng 10,ệtmaydagiàyHoaKỳtìmcơhộitạiViệxhbd duc Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) đã tổ chức chuỗi các hoạt động tại TP.HCM, trong đó có hội thảo quốc tế về an toàn sản phẩm và các vấn đề tuân thủ.
Trong khuôn khổ chương trình, ông Nate Herman, Phó giám đốc cấp cao chuỗi cung ứng của AAFA đã chia sẻ thực tế bất hợp lý đòi hỏi các bên liên quan phải ngồi lại để tìm tiếng nói chung. Cụ thể, 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 30,16 tỷ USD, chiếm 1,99% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước này. Tuy nhiên, cùng thời gian này, hàng hóa Việt Nam phải chịu trên 2,2 tỷ USD tiền thuế và Việt Nam xếp thứ 2 trong tốp 15 quốc gia đóng thuế nhập khẩu hàng hóa cao nhất vào Hoa Kỳ.
Nhập khẩu hàng may mặc vào Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,74%, giày dép tăng 11,83% trong 12 tháng qua Đáng chú ý, có những dòng hàng của Việt Nam bị đánh thuế trên 30%, dệt may bị đánh thuế trung bình 17%... Điều này cho thấy, sản phẩm và hàng hóa từ Việt Nam đang bị mất lợi thế cạnh tranh hơn nhiều so với hàng hóa của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, vì mức thuế quá cao.
“Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục vượt qua các đối thủ cạnh tranh, dù không được hưởng lợi từ bất kỳ chương trình ưu đãi thương mại hay hiệp định thương mại tự do nào”, ông Nate Herman nói và nhìn nhận, các sản phẩm dệt may và da giày của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, cho dù không có TTP.
Theo đại diện của AAFA, nhập khẩu hàng may mặc vào Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,74%, giày dép tăng 11,83% trong 12 tháng qua và Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường này, sau Trung Quốc. Các nhà bán lẻ và người tiêu dùngHoa Kỳ nhận thấy các điểm mạnh về chất lượng, giá cả và cam kết giao hàng của Việt Nam. Đây cũng chính là lý do mà AAFA và các doanh nghiệpHoa Kỳ đến Việt Nam.
Trước chuỗi hoạt động của AAFA chừng 1 tháng, Hiệp hội Bông Hoa Kỳ đã phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức sự kiện Cotton Day 2017 và trao giấy chứng nhận cho 12 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đã sử dụng nhiều bông từ Hoa Kỳ. Các hoạt động này nhằm kết nối doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam với các đối tác, các nhà cung cấp và những chuyên gia trong ngành bông của Hoa Kỳ.
Cơ hội tăng đầu tư, mở rộng hoạt động
Ông Ryan Cabrera Tuazon, Giám đốc khu vực của Tập đoàn Hanes Brands (Hoa Kỳ) cho biết, sau 10 năm có mặt tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư của tập đoàn này khoảng 55 triệu USD, với 3 nhà máy tại Thừa Thiên Huế và Hưng Yên. Năng lực sản xuất của HanesBrands Việt Nam hiện chiếm khoảng 20% tổng năng suất trên toàn cầu của Tập đoàn.
Dù không có TPP thì vẫn có những cơ hội khác rộng mở cho dệt may, da giày Việt Nam, như Hiệp định RCEP, EVFTA... 顶: 965踩: 663相关文章
- Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- Điều tra làm rõ vụ 200 nghìn lít dầu tạm nhập tái xuất đưa vào nội địa tiêu thụ
- 77 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử
- Chứng khoán tuần: Vốn ngoại bất ngờ đảo chiều
- Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- Hồ Tấn Tài bật mí màn ăn mừng lạ ở trận thắng Lào AFF Cup 2022
- 410 hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ 10 năm được giao dịch trong phiên khai trương
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động của lực lượng vũ trang
- Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- Lịch thi đấu chung kết World Cup 2022
评论专区