【tỷ lệ nhà cái bóng đá】Nắm bắt cung
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,47% so với tháng 10 và tốc độ tăng đã giảm mạnh so với tháng 9 (tăng 2,2%) và tháng 10 (tăng 0,85%).
Nếu so với một số năm gần đây thì chỉ số giá tháng 11-2012 tuy có mức tăng cao hơn cùng kỳ năm 2011 (tăng 0,39%) nhưng vẫn thấp hơn mức tăng tháng 11-2010 (tăng 1,86%) và năm 2009 (tăng 0,55%). Như vậy, việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng ở mức 8% của năm là hoàn toàn có thể đạt được.
Tuy nhiên, không chủ quan trước diễn biến của thị trường những tháng cuối năm là mùa cao điểm sản xuất, chế biến, dự trữ thực phẩm cũng như hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2013, sức mua tăng sẽ khiến giá cả "leo thang", Cục Quản lý giá đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý giá cả, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát.
Cục Quản lý giá đã có các văn bản hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm soát thị trường, không để xảy ra đột biến về giá các hàng hóa và dịch vụ quan trọng thiết yếu; quy định chi tiết việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá để tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Ngày 2-11-2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị 04/CT-BTC trong đó yêu cầu sở Tài chính các tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Về công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật quản lý giá, trong năm 2012, Bộ Tài chính đã thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý và bình ổn giá tại các tỉnh trọng điểm ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam; thanh tra, kiểm tra giá tại 16 công ty sản xuất điện ngoài EVN, 6 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, 4 doanh nghiệp kinh doanh gas.
Dự báo tình hình giá cả thị trường tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, Cục Quản lý giá nhận định, mặt bằng giá cả thị trường chịu tác động tăng bởi một số yếu tố như: sức mua có khả năng thanh toán tăng do đẩy mạnh giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản, lượng kiều hối, tiền thưởng cuối năm tăng nhu cầu sản xuất, chế biến và dự trữ thực phẩm và hàng hoá phục vụ Tết Dương Lịch, Tết Nguyên đán 2013 tăng sẽ góp phần tác động tăng giá hàng hóa.
Tuy nhiên, dự báo diễn biến giá cả một số hàng hoá thiết yếu trên thị trường thế giới không có nhiều biến động, đồng thời với việc triển khai quyết liệt thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, bình ổn giá sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, góp phần làm giảm áp lực tăng giá thị trường.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán 2013, Cục Quản lý giá sẽ thành lập các đoàn đi kiểm tra thị trường vào cuối năm và dịp trước Tết Quý Tỵ tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó, sẽ tập trung vào các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng...
Cục Quản lý giá sẽ phối hợp với các ban, ngành nắm bắt tình hình cung- cầu và dự trữ hàng hóa để thực hiện bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, đồng thời tăng cường kiểm tra kiểm soát việc đăng ký giá, chấp hành pháp luật về giá nhằm tránh hiện tượng đầu cơ găm hàng, gây ra hiện tượng sốt giá.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết thêm, cơ quan quản lý giá sẽ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Minh Anh