【bảng xếp hạng giải ngoại hạng ý】Hội nghị phát triển bền vững: Con đường xanh cho doanh nghiệp

时间:2025-01-12 09:49:32 来源:88Point

VHO- Chiều ngày 13.4,ộinghịpháttriểnbềnvữngConđườngxanhchodoanhnghiệbảng xếp hạng giải ngoại hạng ý tại TP.HCM, tạp chí Forbes Việt Nam (ấn phẩm Báo Văn Hóa) đã tổ chức Hội nghị Phát triển Bền vững với chủ đề “Con đường màu xanh”, nhằm thúc đẩy mô hình phát triển kinh doanh bền vững. Hội nghị quy tụ các chuyên gia, nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp đang dẫn dắt thị trường thảo luận về các chủ đề thời sự nhất hiện nay như giảm phát thải carbon, xử lý chất thải, chống biến đổi khí hậu… trong lúc vẫn duy trì tăng trưởng.

Hội nghị phát triển bền vững: Con đường xanh cho doanh nghiệp - Anh 1

Lãnh đạo của các doanh nghiệp đầu ngành trong phiên thảo luận "Giảm thiểu khí thải carbon"

Lộ trình cắt giảm gây hiệu ứng nhà kính

Cùng với hiệu ứng nhà kính do khí CO2, sự nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu, rác thải nhựa là vấn đề nan giải đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Theo World Bank, Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về việc xả rác thải nhựa vào đại dương. Trong khi đó theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, sản phẩm đồ nhựa theo đầu người tại Việt Nam đã tăng nhanh từ mức 3,8kg/người/năm lên 41 kg/người/năm trong giai đoạn 1990-2015. Chắc chắn con số này tăng lên nhanh hơn nữa trong những năm gần đây khi tại các đô thị lớn nhịp sống hiện đại khiến đồ nhựa dùng một lần xuất hiện khắp nơi qua các ứng dụng gọi đồ ăn mang… Còn theo thống kê của BộTN&MT, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó hơn một nửa thải ra biển. Hiện đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp hoặc đốt, chỉ 10% được tái chế, trong khi đó một ống hút nhựa có thể mất tới 200 năm để phân hủy hoàn toàn. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó tái chế và cắt giảm là phương pháp bền vững hướng đến mục tiêu để lại hành trình xanh cho thế hệ tương lai.

Trong bài trình bày “Thế giới mong manh”, diễn giả Denis Depoux, Tổng Giám đốc toàn cầu công ty Tư vấn Roland Berger cho rằng, nhờ tiến trình phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao nhưng những mặt trái của tăng trưởng cũng xuất hiện: mất cân bằng tự nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm ở các đô thị lớn, tình trạng rác thác không được xử lý làm ảnh hưởng đến môi trường. Sự phồn vinh của một quốc gia không thể chỉ được đo lường qua thành tựu kinh tế mà còn phải là tính bền vững của xã hội, cân bằng môi trường và hệ sinh thái. Ông Roland Berger cho biết: “Sau cam kết “net-zero” vào năm 2050 của chính phủ Việt Nam tại COP-26 và các hiệp định thương mại thế hệ mới, việc phát triển bền vững ngày càng được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm”.

Còn với bài trình bày về “Lộ trình cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính”, chuyên gia Đặng Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc Energy Environment Climate, đã mang đến thông điệp việc giảm thiểu khí thải carbon đang cần sự tham gia hành động của cả cộng đồng. Bà Đặng Hồng Hạnh cho biết, các doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính (KNK) từ năm 2023. “Theo lộ trình thực hiện báo cáo kiểm kê, 1.192 cơ sở thuộc 6 lĩnh vực sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê KNK năm 2022 vào đầu năm 2023. Công việc này tiếp tục được thực hiện hằng năm. Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê KNK cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK giai đoạn 2026 - 2030. Từ năm 2027, doanh nghiệp sẽ phải gửi báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến Bộ chủ quản và Bộ TN&MT. Đây là căn cứ để Nhà nước phân bổ hạn ngạch phát thải KNK cũng như cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải lớn 2 năm một lần”, bà Hồng Hạnh chia sẻ.

Từ tuyến tính đến tuần hoàn

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh dựa trên mô hình tuyến tính, nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng một lần, không chỉ gây lãng phí mà còn làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Chính vì thế, trong phiên thảo luận “Giảm thiểu khí thải carbon”, lãnh đạo các doanh nghiệp đầu ngành cũng đưa ra những giải pháp, lựa chọn hành động và biện pháp thực hành. Theo bà Đặng Huỳnh Ức My, Phó Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS) cho biết: “Trong suốt thời gian qua TTC AgriS luôn kiên định trên hành trình phát triển bền vững khi xây dựng chiến lược kinh doanh “xanh”. Công ty tập trung phát triển và hoàn thiện chuỗi giá trị cây trồng, chuyển đổi mô hình canh tác sang hướng hữu cơ, tối ưu hóa giá trị cây trồng khi tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất, ưu tiên sử dụng các nguyên liệu sinh khối, hạn chế phát thải nhà kính, chủ động nghiên cứu và áp dụng giải pháp ong mắt đỏ phòng trừ sâu bệnh từ thiên địch, không gây tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản…”. Còn với Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia, ông Đồng Mai Lâm chia sẻ: “Ví dụ, trong nghiên cứu phát triển sản phẩm, chúng tôi cam kết tất cả sản phẩm của chúng tôi đều phải đạt các tiêu chí xanh sạch, có khả năng tái chế; tất cả những thiết bị do chúng tôi làm ra đều phải có tính kết nối - có thể phục vụ cho việc số hóa hệ thống năng lượng trong tương lai. Hay về mặt quản trị, chúng tôi xây dựng văn hóa trao quyền, linh hoạt để nhân viên có thể làm việc ở nhà 40% thời gian của mình, qua đó mọi người cân bằng được cuộc sống và công việc, đồng thời giảm khí thải carbon từ phương tiện di chuyển cũng như năng lượng văn phòng…”.

Với kinh nghiệm của doanh nghiệp khi chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn với chu trình sản xuất khép kín, tiết kiệm nguyên liệu và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam đã mang đến hội nghị bài trình bày “Từ tuyến tính đến tuần hoàn”. “Tại Nestlé, chúng tôi định nghĩa phát triển bền vững là quá trình tăng cường khả năng tiếp cận thực phẩm chất lượng cao hơn của thế giới, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội lâu dài và giữ gìn môi trường cho tương lai”, CEO Nestlé chia sẻ. Nhằm giảm thải chất thải nhựa ra môi trường, đội ngũ kỹ sư của Nestlé bắt đầu từ việc thiết kế và cải tiến bao bì tối ưu hơn, vẫn giữ được mục đích sử dụng nhưng tiết kiệm nguyên liệu hơn: ngưng sử dụng màng co nilông ở nắp chai để giảm rác thải; chuyển màu chai sang trắng trong để đơn giản hóa quá trình tái chế sau này; thay đổi công nghệ in lazer trên vỏ chai để không ảnh hưởng đến chất lượng nhựa sau tái chế… Đặc biệt, với dòng sản phẩm thức uống Milo, Nestlé đã sử dụng loại ống hút giấy được làm từ nguồn gốc từ thực vật, không chứa thành phần tái chế, dễ dàng phân hủy và thân thiện với môi trường nhưng sau đó một bộ phận người dùng phản hồi có trải nghiệm không tốt: “đang uống nó bỗng mềm xèo, gãy đôi”, “ống hút ngâm lâu dễ bị mủn”, “ống giấy khiến vị milo lờ lợ”… thậm chí có khách hàng càng kêu gọi tẩy chay sản phẩm. “Mục tiêu thương mại hay sự phát triển bền vững quan trọng hơn? Khi giá thành của ống hút giấy đắt hơn gấp ba lần so với ống hút nhựa nhưng chúng tôi quyết định đầu tư vào nó vì chúng tôi tin rằng đó đơn giản là việc làm đúng đắn. Bởi nếu chỉ tập trung vào kết quả lợi ích trước mắt thì khó đi xa, nhưng muốn vươn cao và vươn xa thì phát triển bền vững là con đường duy nhất”, ông Binu Jacob khẳng định.

Bài, ảnh: HỒNG HẠNH

相关内容
推荐内容