【celtic đấu với st. mirren】Phân định rõ trách nhiệm bộ, ngành trong quản lý thuế thương mại điện tử

时间:2025-01-26 08:25:59 来源:88Point
Phân định rõ trách nhiệm bộ, ngành trong quản lý thuế thương mại điện tử

PV:Bà đánh giá thế nào về thế mạnh tiềm năng phát triển thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam hiện nay?

Phân định rõ trách nhiệm bộ, ngành trong quản lý thuế thương mại điện tử
Bà Lê Hoàng Oanh

Bà Lê Hoàng Oanh:Cùng với xu thế phát triển kinh tế thế giới, trong những năm qua, TMĐT tại nước ta có tốc độ tăng trưởng mạnh trên 20%, nhất là kể từ thời điểm dịch Covid-19 đến nay. TMĐT đã trở nên tương đối phổ biến trong đời sống thường ngày, đặc biệt đối với người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Theo khảo sát của chúng tôi, năm 2022, doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Giá trị mua sắm trung bình của một người tiêu dùng trực tuyến đạt khoảng 288 USD.

Doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam 6 tháng năm 2023 ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Với tốc độ hiện nay, dự báo trong giai đoạn 2023 - 2025, doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 20 - 25%/năm.

Ngoài ra, TMĐT cũng mở ra một kênh xuất khẩu đưa hàng hóa của Việt Nam ra thế giới. Như vậy, có thể nhận thấy xu hướng phát triển của TMĐT ngày càng trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp dành sự quan tâm ngày càng lớn hơn cho TMĐT và TMĐT góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thế giới.

PV:Bên cạnh những lợi ích từ TMĐT mang lại, có ý kiến cho rằng hoạt động của loại hình này cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý, đặc biệt là vấn đề quản lý thuế. Bà bình luận thế nào về nhận định này?

Bà Lê Hoàng Oanh: Tính đến tháng 6/2023, Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT (online.gov.vn) có trên 66.000 tài khoản doanh nghiệp và trên 11.000 tài khoản cá nhân đã được duyệt. Có trên 47.000 website, ứng dụng TMĐT bán hàng được duyệt điện tử và gần 1.000 website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT đã được xác nhận. Với tốc độ phát triển nhanh của TMĐT nêu trên, đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan quản lý, trong đó có Cục TMĐT và Kinh tế số.

Các hành vi vi phạm tồn tại trong môi trường thực tế thì đều xuất hiện trên môi trường mạng xã hội, TMĐT như: hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng... Thách thức lớn với cơ quan quản lý là vi phạm trên môi trường mạng xã hội, TMĐT dễ thực hiện và khó phát hiện xử lý hơn (đối tượng không có kho hàng, cửa hàng, hàng hóa phân tán nhiều nơi, chỉ tiếp nhận đặt hàng online). Phát hiện, xử lý hành vi vi phạm cần sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng như quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công an, hải quan, y tế.

Thời gian qua, Bộ Công thương và Bộ Tài chính cũng đã có sự hợp tác trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, do TMĐT là lĩnh vực mới, đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và có tốc độ phát triển, tăng trưởng nhanh tại Việt Nam trong những năm qua, do đó việc quản lý hoạt động, kinh doanh, trong đó có việc giám sát quản lý thu thuế còn nhiều khó khăn, đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế, tìm kiếm giải pháp.

PV:Chính phủ rất quan tâm đến việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia các loại hình TMĐT tại Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu quản lý kinh doanh, đảm bảo việc các doanh nghiệp hoạt động TMĐT tuân thủ pháp luật Việt Nam, trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Bà có thể cho biết quan điểm về vấn đề này?

Bà Lê Hoàng Oanh: TMĐT là lĩnh vực có sự giao thoa của nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như chức năng quản lý ngành của nhiều đơn vị quản lý nhà nước, bao gồm: hệ thống pháp luật làm nền tảng cho các giao dịch thương mại, các quy định về giao dịch điện tử nói chung đến các quy định điều chỉnh giao dịch TMĐT nói riêng, hay các quy định về quản lý thị trường, quản lý doanh nghiệp, quản lý thuế, quản lý hải quan, quản lý an toàn an ninh mạng... Do vậy, các doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT ngoài việc tuân thủ pháp luật TMĐT còn phải tuân thủ pháp luật chuyên ngành, bao gồm cả việc tuân thủ nghĩa vụ thuế.

Nhằm thống nhất hệ thống pháp luật về quản lý thuế trong TMĐT, Quốc hội đã xây dựng các dự án luật như: Luật Quản lý thuế, Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Để hướng dẫn thực thi các luật này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đồng bộ như: Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghị định về quản lý thuế, nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua TMĐT... Các văn bản này đều hướng đến mục tiêu quản lý toàn diện và phân định rõ trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.

Để nâng cao hiệu quả quản lý và thu thuế TMĐT, ngày 31/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch chi tiết về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu để tăng cường công tác quản lý thuế đối với các hình thức tổ chức hoạt động TMĐT trong nước; xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu hiện hành, thời hạn hoàn thành chậm nhất trong quý III/2023. Nhiệm vụ này đã và đang được Bộ Công thương chỉ đạo cho các cục, vụ, cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ.

PV:Xin cảm ơn bà!

Các bộ, ngành phối hợp quản lý thuế thương mại điện tử

Nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), tại Chỉ thị số 18/CT-TTg (ngày 31/5/2023), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan liên quan để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.

Cụ thể, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật thuế liên quan đến TMĐT; cắt giảm thủ tục hành chính, thu gọn đầu mối kê khai; tăng cường triển khai các giải pháp thu thuế tại nguồn, chống thất thu thuế, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm về thuế, hải quan; chỉ đạo Tổng cục Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số để áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế trên cơ sở dữ liệu lớn, thời hạn hoàn thành chậm nhất trong năm 2023.

Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo, Bộ Công thương phối hợp trao đổi thông tin với Bộ Tài chính để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp để xử lý vi phạm về hoạt động TMĐT theo quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động TMĐT không kê khai, nộp thuế, thời hạn hoàn thành chậm nhất trong năm 2023.

推荐内容