【thứ hạng của arsenal w.f.c.】Mở rộng cảng Quy Nhơn gấp 3 lần, khởi công loạt dự án hàng chục nghìn tỷ đồng

时间:2025-01-12 17:51:54 来源:88Point

Bình Định: Mở rộng cảng Quy Nhơn gần gấp 3 lần hiện tại

UBND tỉnh Bình Định vừa quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500,ởrộngcảngQuyNhơngấplầnkhởicôngloạtdựánhàngchụcnghìntỷđồthứ hạng của arsenal w.f.c. mở rộng cảng Quy Nhơn đến năm 2030.

Hệ thống cảng Quy Nhơn được điều chỉnh mở rộng gần gấp 3 lần hiện tại

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cho hay, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 mở rộng cảng Quy Nhơn đến năm 2030 với tổng diện tích quy hoạch là gần 88ha, trong đó phạm vi quy hoạch xây dựng trên bờ gần 70ha. Phạm vi quy hoạch khu nước, vũng quay tàu hơn 18ha.

Mục tiêu quy hoạch phát triển mở rộng cảng Quy Nhơn thành một trong những cảng biển hiện đại mang tầm khu vực đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đồng thời, khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế khu đất, khu nước, tăng nguồn thu cho ngân sách, làm động lực thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tếđịa phương, giải quyết việc làm cho người lao động.

Quyết định nêu rõ, trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn phải tổ chức công bố công khai ngoài thực địa, bàn giao hồ sơ quy hoạch chi tiết đến các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định. Quyết định này làm căn cứ để tiến hành lập dự ánđầu tưxây dựng thiết kế kỹ thuật thi công công trình theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung nghiên cứu và số liệu đánh giá hiện trạng, tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh và hồ sơ bản vẽ quy hoạch.

Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn khẩn trương lập kế hoạch chi tiết triển khai đồ án quy hoạch trình Sở Xây dựng thẩm định, làm cơ sở để UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn đến năm 2030 theo quy định.

Công ty cổ phần Tân cảng Quy Nhơn khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng và triển khai dự án bãi chứa hàng theo quy hoạch được duyệt; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Điểm 5 Thông báo số 176/TB-UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh.

Các Sở Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, UBND thành phố Quy Nhơn và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, đầu tư và thực hiện các thủ tục về đầu tư xây dựng đất đai của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Được biết, thời điểm hiện tại, diện tích của Cảng Quy Nhơn là 30ha. Trong đó, diện tích cầu tàu, kho bãi là 22ha, diện tích vùng nước trước bến khoảng 8ha.

Cảng Quy Nhơn chính thức được Tổng công ty Hàng hải VN (VIMC) tiếp quản từ ngày 29/6/2019. Ngay sau đó, VIMC đã chỉ đạo những người đại diện phần vốn tại Cảng Quy Nhơn bằng mọi giải pháp quyết tâm thực hiện vượt mức kế hoạch được thông qua.

Nhờ thực hiện một loạt các giải pháp tổng thể, sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2019 đạt hơn 9,1 triệu tấn, tăng 9,5%. Tổng doanh thu đạt hơn 812 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2018.

Tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2020, Cảng Quy Nhơn đặt mục tiêu sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 10 triệu tấn, tăng 7,5% so với năm trước. Trong đó, hàng container đạt 175.000 TEU (tăng 28%). Doanh thu hoạt động khai thác và dịch vụ cảng đạt hơn 860 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 142 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019.

Đồng loạt khởi công 3 dự án đầu tư công cao tốc Bắc – Nam

Sáng 30/9, tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Ninh Bình khởi công Dự án cao tốc thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Các đại biểu tham dự nhấn nút khởi công.

Cùng thời gian này, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai tổ chức lễ khởi công Dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết (tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận); Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây (tại xã Hàng Gòn, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình dự lễ khởi công dự án Phan Thiết - Dầu Giây; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự lễ khởi công dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Điểm đầu tại km 274 + 111,86 tại nút giao với đường tỉnh 477 thuộc địa phận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; điểm cuối tại km 337 + 478,11, tại nút giao với đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn, thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, tổng chiều dài 63,37 km, thời gian thi công 2 năm.

Phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe hạn chế, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80km/h, tổng mức đầu tư 12.111 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 7.684 tỷ đồng. Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) là đơn vị tổ chức thực hiện và quản lý dự án. Giai đoạn hoàn chỉnh được xây dựng theo quy mô 6 làn xe, nền đường rộng 32,25m, vận tốc thiết kế 120 km/h.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc khởi công các dự án hôm nay là sự kiện quan trọng, thi đua chào mừng Đại hội Đảng các tỉnh, thành phố trong cả nước, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. 30-9-2020 là một ngày có ý nghĩa đối với đất nước ta và đặc biệt là ngành GTVT của Việt Nam, vì đã đồng loạt triển khai các dự án cao tốc phía Đông và vào tháng 10 sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các hồ sơ liên quan để khởi công 5 dự án còn lại. 3 dự án khởi công hôm nay được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước và còn 5 dự án còn lại được đầu tư theo hình thức PPP. Ngoài ra, để tiếp tục đầu tư phát triển đường cao tốc trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chínhvà các cơ quan có liên quan chuẩn bị nguồn vốn để đầu tư xây dựng, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, đây là công trình mẫu mực và yêu cầu các nhà thầutrong quá trình thi công phải bảo đảm chất lượng, không được làm dối, làm ẩu, không dùng nhiều nhà thầu phụ, không sử dụng vật liệu kém chất lượng, không làm sai thiết kế; bảo đảm an toàn lao động, an ninh trật tự trong quá trình thi công. Thông qua thi công dự án, uy tín của nhà thầu phải được nâng lên; đồng thời, nâng cao vai trò của đơn vị tư vấn, thiết kế, cũng như vai trò giám sát của Nhân dân để bảo đảm chất lượng công trình.

3 dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm 2022, cùng với các dự án thành phần khác từng bước hình thành nên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị cả nước.

Hà Nội khởi công hầm chui nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3

Sáng 2/10, Hà Nội chính thức khởi công dự án hầm chui nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3, tổng mức đầu tư là 698 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong khoảng 2 năm.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng các đại biểu động thổ khởi công dự án.

Dự án hầm chui qua nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3 được phê duyệt tại Quyết định số 3297/QĐ-UBND ngày 20/6/2019 của UBND TP Hà Nội, vị trí tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến.

Hầm chui có kết cấu bê tông cốt thép, xây dựng trực thông theo hướng đường Lê Văn Lương; tổng chiều dài hầm và gờ chắn 2 đầu hầm khoảng 475m. Mặt cắt ngang gồm 2 hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 7,75m, gồm 2 làn xe cơ giới rộng 3,5 m/làn. Phần hầm hở mỗi chiều có bề rộng 7,75m phân cách 2 chiều bằng GPC cứng rộng 1,0m; xén hè mở rộng đường Lê Văn Lương - Tố Hữu trong phạm vi dự án mỗi bên trung bình 5,50m để bố trí thêm 1 làn xe cơ giới. Dự án có tổng mức đầu tư là 698 tỷ đồng.

Tại Lễ khởi công, Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội Phạm Hoàng Tuấn, công trình này có độ khó cao và phức tạp, bởi vừa xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, phụ trợ, đồng bộ tổ chức giao thông nút giao; vừa phải di chuyển, bảo vệ công trình ngầm nổi, bao gồm: 6 lộ cáp điện ngầm 220kV; 6 lộ cáp điện ngầm 110kV; 7 lộ cáp điện ngầm 22kV.

Bên cạnh đó, còn phải xây dựng trạm biến áp để cấp điện cho Trạm bơm thoát nước của hầm; di chuyển cáp thông tin của 19 cơ quan đơn vị; đường cấp nước trên tuyến (D800, D400, D200, D150, các tuyến ống dịch vụ đấu vào nhà dân).

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu: "Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 là một trong những dự án trọng điểm của TP Hà Nội, nhằm giải quyết xung đột tại nút giao, giảm thiểu ùn tắc giao thông và từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông Thủ đô theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt".

Để dự án đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu Chủ đầu tư - Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội phối hợp chặt chẽ cùng các Sở, ban ngành, địa phương liên quan, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, đảm bảo an toàn lao động.

Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: "Quá trình thực hiện dự án phải đảo bảo ATGT, vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc thi công đến đời sống Nhân dân trong khu vực; lưu ý tổ chức giao thông thông suốt, an toàn trong quá trình thực hiện dự án".

Kiến nghị xây dựng thêm sân bay của Vùng Thủ đô Hà Nội tại huyện Ứng Hòa

Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QHKT) vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội đề xuất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét bố trí phương án xây dựng sân bay thứ hai tại huyện Ứng Hòa.

Hà Nội đề xuất xây dựng sân bay thứ hai cho Vùng Thủ đô tại huyện Ứng Hòa

Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) Hà Nội vừa kiến nghị UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) xây dựng dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ GTVT xem xét phương án bố trí sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội và cân nhắc việc lựa chọn vị trí tại khu vực phía Nam Hà Nội (ngoài việc mở rộng, nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên 100 triệu hành khách/năm).

Theo Sở QHKT, hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT triển khai theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020. Trong đó, có yêu cầu đánh giá việc phát triển mở rộng các cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không hiện hữu lớn như: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Long Thành... để có định hướng dự trữ đất đai phục vụ phát triển (thêm đường cất hạ cánh, công trình dịch vụ) hoặc nghiên cứu bổ sung cảng hàng không, sân bay mới.

Trong Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5/8/2008, dự kiến sân bay thứ hai của Vùng (sân bay quốc tế Nam Hà Nội) sẽ đặt tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội).

Theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016, nội dung thuyết minh đồ án có nghiên cứu 4 phương án, gồm: sân bay tại khu vực huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội 60- 65km; sân bay tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 - 40km; sân bay tại huyện Thanh Miện và Bình Giang (tỉnh Hải Dương), cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 - 50km; sân bay tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km. Như vậy, trong các nghiên cứu trước đây đã có phương án dự kiến bố trí sân bay thứ hai cho Vùng Thủ đô tại khu vực phía Nam Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở QHKT thành phố Hà Nội, vị trí trên có khoảng cách và thời gian tiếp cận đến trung tâm Hà Nội hợp lý, tương tự với sân bay Long Thành về TPHCM. Kết nối giao thông thuận lợi thông qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A hiện có và tiếp giáp đường trục phía Nam (đang thi công); đồng thời lâu dài sẽ được bổ sung cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5B (nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 5B), các trục đường chính của thành phố Hà Nội (đường Đỗ Xá - Quan Sơn, trục Bắc - Nam, đường Ngọc Hồi- Phú Xuyên).

Ngoài ra, vị trí được chọn quy hoạch còn có khả năng tiếp cận đồng thời cả 3 loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy (cảng Vạn Điểm trên sông Hồng) và đường sắt (tuyến Hà Nội - TPHCM, lâu dài sẽ kết nối với đường sắt cao tốc Bắc - Nam). Đặc biệt, thuận lợi để giải phóng mặt bằng, quỹ đất phát triển, có khả năng bố trí được sân bay với diện tích khoảng 1.300 ha (tương tự quy mô sân bay Nội Bài với công suất 50 triệu hành khách/năm), trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, ít khu dân cư.

Ninh Thuận đã vận hành thương mại hơn 1.700 MW điện mặt trời

Nguồn tin của Báo Đầu tư - Baodautu.vn cho hay, tới nay đã có khoảng 1.730 MW điện mặt trời được công nhận đủ điều kiện vận hành thương mại (COD) tại tỉnh Ninh Thuận.

Ngày hôm qua, 29/9, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đã đóng điện thành công Trạm biến áp và đường dây 220kV, 500 kV tại tỉnh Ninh Thuận. Đây là đường dây truyền tải điện 500 kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng.

Đây là các hạng mục thuộc dự án Trạm biến áp và đường dây 220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW đã được Chính phủ cho phép tỉnh Ninh Thuận triển khai đầu tư theo hình thức đấu thầu chọn nhà đầu tư hồi cuối năm 2019.

Trạm biến áp có 2 máy biến áp 500 kV/900 MVA do SIEMENS thiết kế và sản xuất, công suất tổng 1.800 MVA. Đường dây truyền tải 500 kV, 220 kV dài hơn 17km kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Dự án Trạm biến áp và đường dây 220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW có tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỉ đồng, được khởi công vào giữa tháng 5/2020, đến nay ngoài trạm biến áp và đường truyền tải đã hoàn tất, hạng mục nhà máy điện mặt trời công suất 450 MW cũng đã hoàn thành lắp đặt cũng như đang hoàn thiện các thử nghiệm kỹ thuật.

Cũng theo hợp đồng mua bán điện của Dự án này, chỉ khi nào Dự án được công nhận COD các hạng mục gồm đường dây và trạm biến áp 500 kV thì mới bắt đầu được tính mức giá mua điện tại thời điểm đó.

Nguồn tin của Báo Đầu tư - baodautu cũng cho hay, hơn 5g sáng nay, 30/9, việc thực hiện đóng điện mang tải máy biến áp A1 Thuận Nam đã được thực hiện. Hiện đã vận hành mang tải đầy đủ 2 máy biến áp và 2 đường dâyvà công tác đóng điện nghiệm thu vẫn đang được tiếp tục thực hiện.

Được biết, tính tới trước thời điểm Trạm biến áp và đường dây 220kV, 500 kV do Trung Nam Group đầu tư tiến hành các công tác đóng điện mang tải hôm 29/9 , tại tỉnh Ninh Thuận đã có khoảng 1.730 MW điện mặt trời đã được công nhận COD để hưởng mức giá 9,35 UScent/kWh.

Đối với Dự án Nhà máy điện mặt trời 450 MW Trung Nam - Thuận Nam kết hợp đầu tư Trạm biến áp và đường dây 500 kV, 220 kV mà Trung Nam Group trúng thầu phát triển hồi tháng cuối tháng 3/2020 sẽ chỉ được hưởng giá mua điện 9,35 UScent/kWh nếu hoàn thành xong toàn bộ các hạng mục của Dự án và nằm trong công suất tích luỹ không vượt quá 2.000 MW tại tỉnh Ninh Thuận.

Các dự án điện mặt trời khác tại tỉnh Ninh Thuận nằm ngoài công suất tích luỹ 2.000 MW nói trên và đáp ứng được yêu cầu của Quyết định 13/2020/QĐ-TTg (được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại của dự án hoặc một phần dự án trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020) vẫn sẽ được hưởng giá mua điện là 7,09 UScent/kWh nếu được công nhận COD trước ngày 1/1/2021.

Cũng theo tính toán của các nhà đầu tư điện mặt trời, việc chênh lệch giá mua điện giữa 9,35 UScent/kWh với 7,09 UScent/kWh sẽ làm giảm doanh thu của dự án có quy mô công suất 50 MW khoảng 50 tỷ đồng/năm.

Quảng Nam thông xe kỹ thuật tuyến đường ven biển hơn 1.400 tỷ đồng

Tỉnh Quảng Nam quyết định đặt tên tuyến đường ven biển qua địa phận tỉnh là đường Võ Chí Công và đưa vào thông xe kỹ thuật.

Ngày 1/10, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức gắn biển và thông xe kỹ thuật tuyến đường Võ Chí Công, đoạn từ dốc Diên Hồng (nút giao quốc lộ 40B, TP. Tam Kỳ) đi sân bay Chu Lai (huyện Núi Thành). Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của tỉnh Quảng Nam.

Tỉnh Quảng Nam tổ chức thông xe tuyến đường ven biển Võ Chí Công.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam cho biết, tuyến đường ven biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010. Đoạn qua tỉnh Quảng Nam được đặt tên đường Võ Chí Công, bắt đầu từ Hội An đến sân bay Chu Lai, dài 69 km.

Trong đó, đoạn từ Hội An đến dốc Diên Hồng dài 42,5 km được đầu tư 1/2 mặt cắt ngang theo quy hoạch và đã khai thác từ năm 2016.

Đoạn còn lại từ dốc Diên Hồng đến sân bay Chu Lai có chiều dài 26,5 km (đi qua TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành), mặt cắt ngang 12,5 m với tổng mức đầu tư 1.479 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách tỉnh. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 12/2018, sau hơn 20 tháng triển khai đến nay đã cơ bản hoàn thành và đủ điều kiện thông xe kỹ thuật.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vùng Đông Quảng Nam có tiềm năng rất lớn về phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch và dịch vụ. Chính vì vậy, sau khi cầu Cửa Đại và toàn bộ đoạn tuyến từ Hội An đến dốc Diên Hồng dài 42,5 km đưa vào sử dụng, vùng Đông đã có sự đổi thay, phát triển nhanh chóng. Để tiếp tục khai phá tiềm năng và thế mạnh ở vùng Đông, tỉnh đã quyết định đầu tư đoạn từ dốc Diên Hồng vào sân bay Chu Lai.

Theo ông Lê Trí Thanh, trong giai đoạn 2020 - 2025, Quảng Nam quyết tâm đầu tư xây dựng hoàn thành toàn bộ mặt cắt đường Võ Chí Công theo quy hoạch.

Ngoài ra, tỉnh sẽ đầu tư tuyến đường hành lang ven biển cũng từ Cửa Đại vào Núi Thành. Các trục đường kết nối từ vùng Đông sang Tây cũng sẽ tiếp tục được thực hiện hoàn thiện nhằm tạo nên hệ thống hạ tầng giao thông liên hoàn, đồng bộ.

Hà Nội khánh thành công trình vườn hoa Thượng Thanh 14,5 tỷ đồng

Công trình vườn hoa Thượng Thanh do UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư, xây dựng tại ô quy hoạch A.4/CX1 phường Thượng Thanh, có diện tích khoảng 14.279,28m2, tổng mức đầu tư 14,5 tỷ đồng.

Công trình vườn hoa Thượng Thanh có diện tích khoảng 14.279,28m2, tổng mức đầu tư 14,5 tỷ đồng.

Sáng 1/10, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Long Biên (Hà Nội) tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình vườn hoa Thượng Thanh (phường Thượng Thanh, quận Long Biên). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.

Công trình vườn hoa Thượng Thanh do UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư, xây dựng tại ô quy hoạch A.4/CX1 phường Thượng Thanh, có diện tích khoảng 14.279,28m2, tổng mức đầu tư 14,5 tỷ đồng.

Vườn hoa được khởi công xây dựng từ tháng 5- 9/2020, gồm các hạng mục: Quảng trường, sân khấu, khu vui chơi trẻ em, đường dạo, khu thể thao ngoài trời được lắp đặt các thiết bị thể dục thể thao; đồng thời, được thiết kế trồng mới 264 cây bóng mát. Không chỉ góp phần hoàn thiện hạ tầng, tạo điểm nhấn về cảnh quan môi trường, vườn hoa còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí, rèn luyện thể dục thể thao của nhân dân 2 phường Thượng Thanh, Ngọc Thụy nói riêng, quận Long Biên nói chung.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của công trình, ghi nhận nỗ lực của quận Long Biên và các nhà thầu thi công hoàn thành dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng đề ra và đề nghị quận Long Biên phát huy tốt hiệu quả công trình.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy cũng lưu ý quận Long Biên bên cạnh những dự án hạ tầng giao thông, khu đô thị lớn được địa phương triển khai hiệu quả thời gian qua, trong định hướng phát triển thời gian tới, cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho các công trình vườn hoa cây xanh, hồ điều hòa, các điểm vui chơi trong cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu về khu vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của nhân dân.

Đại diện lãnh đạo UBND quận Long Biên cho biết, trong thời gian tới UBND Quận sẽ tiếp tục đầu tư vườn hoa với diện tích tăng thêm khoảng: 10,4 ha, xây dựng các hồ nước với tổng diện tích 43,1 ha; phấn đấu mỗi phường có 1 vườn hoa theo quy hoạch, bố trí đồng bộ khu vui chơi và thể dục thể thao ngoài trời.

Tập đoàn từ Hoa Kỳ muốn đầu tư nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Quảng Trị   

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy về mong muốn đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo vào địa phương.

Tập đoàn Pacifico Energy về Quảng Trị với mong muốn đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo vào địa phương.

Theo đó, đại diện doanh nghiêp, ông Hoàng Giang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Pacifico Energy (Công ty Pacifico Energy) cũng với đại diện công ty đã về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án năng lượng tái tạo tại tỉnh Quảng Trị.

Ông Hoàng Giang chia sẻ, mong muốn của Tập đoàn là tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án năng lượng tái tạo tại tỉnh Quảng Trị. “Chúng tôi đề xuất sẽ đầu tư các dự án điện gió, mỗi dự án tối đa 50 MW tại các xã Hướng Linh, Tân Lập, Tân Liên và thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) và dự án điện mặt trời tại các xã Triệu Sơn, Triệu Trạch (huyện Triệu Phong)”.

Theo ông Hoàng Giang, Công ty Pacifico Energy là đơn vị thành viên của Tập đoàn Năng lượng tái tạo Pacifico Energy chuyên phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió ngoài khơi. Hiện tập đoàn có văn phòng tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Việt Nam, quản lý trên 2.000 MW điện gió và điện mặt trời với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỉ USD.

Với mục tiêu phát triển tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2025 khoảng 1.000 MW điện gió và điện mặt trời, hiện Tập đoàn đã xây dựng và đưa vào vận hành dự án điện mặt trời Mũi Né (Bình Thuận) từ tháng 9/2020. Hiện đang đầu tư 2 dự án mặt trời khác tại tỉnh Bình Thuận và 1 dự án điện gió tại tỉnh Bến Tre.

Chia sẻ với nhà đầu tư về tiềm năng lĩnh vực năng lượng tái en địa bàn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng hoan nghênh sự quan tâm của doanh nghiệp. “Thời gian qua địa phương đón nhiều nhà đầu tư quan tâm về việc phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời, điện khí trên địa bàn và Quảng Trị luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục; đồng hành cùng với nhà đầu tư trong việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo này”, Phó chủ tịch nói.

Trước mắt, UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở công thương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh có biện pháp hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư được tiếp cận về chính sách, nguồn lực và sự hỗ trợ của địa phương về lĩnh vực này.

Đồng thời, hướng dẫn thủ tục liên quan và đưa nhà đầu tư đi khảo sát thực tế tại một số vị trí phát triển điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh.

5 năm 2016-2020, Hà Nội thu hút 25,5 tỷ USD vốn FDI

5 năm 2016-2020, Hà Nội thu hút được 25,5 tỷ USD vốn FDI; lũy kế 6.278 dự án FDI còn hiện lực, với tổng số vốn đạt trên 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân đạt trên 28,5 tỷ USD...

Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 về “Đẩy mạnh tái cơ cấukinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020” của Thành ủy Hà Nội (Chương trình 03) vừa có Báo cáo tổng kết một số nội dung thực hiện Chương trình 03.

Theo đó, Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy đề ra 12 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Dự kiến kết quả thực hiện một chỉ tiêu chính và một chỉ tiêu thành phần đã đạt mục tiêu đề ra trong năm 2018 (sớm 2 năm) gồm: số lượng khách du lịch hàng năm (Kế hoạch năm 2020 đạt 18 triệu lượt, trong đó 4,1-4,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2018 đã đạt 26,3 triệu lượt khách, trong đó 6 triệu lượt khách quốc tế; năm 2019 đạt 28,94 triệu lượt, trong đó 7,03 triệu lượt khách quốc tế) và chỉ tiêu thành phần “Xếp hạng chỉ số PCI” (Kế hoạch năm 2020 đạt tốp 10/63; năm 2019 đạt 9/63).

Hai chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội (Kế hoạch năm 2020 là 20%; thực hiện đạt khoảng 12,8%) và năng suất lao động xã hội tăng bình quân (Kế hoạch tăng bình quân 5,44%-5,87%/năm; thực hiện đạt 6,15%/năm).

Một chỉ tiêu thành phần dự kiến không đạt là chỉ tiêu thành phần về "Xếp hạng chỉ số PAPI" (Kế hoạch đề ra xếp hạng đạt tốp 10/63; năm 2019 đạt 41,53, xếp thứ 59/63 tỉnh, thành phố).

Về hiện đại hóa nền hành chính, Hà Nội xếp thứ 2 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT - truyền thông; 100% sở ban ngành, quận huyện, xã phường được kết nối mạng WAN; tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đã đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 98%; tỷ lệ dịch vụ công thực hiện trực tuyến mức độ 3, 4 đạt gần 100%.

Về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, 5 năm 2016-2020, Hà Nội thu hút được 25,5 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 4,08 lần giai đoạn 2011-2015; đứng đầu cả nước trong 2 năm liên tiếp 2018 và 2019; lũy kế số dự án FDI còn hiện lực là 6.278 dự án, với tổng số vốn đạt trên 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân đạt trên 28,5 tỷ USD. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét.

Với mục tiêu "đến năm 2020, Chỉ số PCI của Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước", kết quả chỉ số PCI năm 2019 đã đạt mục tiêu của Hà Nội đã đề ra.

Năm 2019 là năm đầu tiên Chỉ số PCI của Hà Nội có tới 9/10 chỉ số thành phần tăng hạng và giữ nguyên mức xếp hạng (trong đó có 8/10 chỉ số thành phần tăng hạng và 01 chỉ số thành phần giữ nguyên mức xếp hạng). Có 4/10 chỉ số thành phần tăng trên 10 bậc (từ 12 bậc đến 19 bậc).

Về hỗ trợ doanh nghiệp, tỷ lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng đạt 100%; kê khai thuế điện tử 98,2%; hải quan điện tử 100%; bảo hiểm xã hội 98,3% đối với các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên; thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 14 ngày…

Đặc biệt, Thủ đô đã có nhiều bước phát triển kinh tế tri thức; đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế Thủ Đô bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, có đóng góp tích cực trong tăng trưởng cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, cách tính mới): bình quân 4 năm 2016-2019 tăng 7,36%, cao hơn trung bình giai đoạn 2011-2015 (6,93%) và cùng kỳ cả nước (6,72%); quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng; GRDP bình quân đầu người 119,65 triệu đồng, tương đương 5.160 USD. Tính chung 5 năm 2016-2020, GRDP ước tăng 7,39% (đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI theo quy đổi cách tính mới là 7,3-7,8%); GRDP/người đạt 127,6 triệu đồng, tương đương 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.

Hà Nội cũng chú trọng khuyến khích ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ: đã đưa vào vận hành Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội; tiếp nhận 28 hồ sơ dự án/ý tưởng, trong đó 14 dự án được tiếp nhận vào giai đoạn ươm tạo chính thức.

Hà Nội đã khai trương Cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệpthành phố Hà Nội tại địa chỉ StartupCity.vn, tạo môi trường kết nối khởi nghiệp. Trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng 9.700 doanh nghiệp CNTT, tăng trưởng bình quân 31,6%/năm. Doanh thu CNTT đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD (cả phần cứng và mềm), chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu; lao động trong lĩnh vực CNTT đạt hơn 160 nghìn người, tăng 12,8%

Vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng tăng 4,8%, dựa chính vào khu vực Nhà nước

Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Chín và 9 tháng đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 chủ yếu nhờ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 - Nguồn: GSO

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/9, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2020 theo giá hiện hành tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tính chung 9 tháng năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 1.445.400 tỷ đồng và bằng 34,7% GDP. Trong quý III/2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 597.200 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trái với mức tăng trưởng tại hai khu vực ngoài nhà nước và Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 9/2020  và 9 tháng đầu năm đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Phía Tổng cục Thống kê nhận định vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước có xu hướng tăng cao là kết quả đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Việt Nam.

Trong quý III/2020, vốn khu vực Nhà nước tăng trưởng tới 21,5%. Trong khi đó, khu vực ngoài Nhà nước tăng 1,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0,2%.

Tính chung 9 tháng đầu năm, vốn khu vực Nhà nước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng 13,4% so với cùng kỳ) và đạt 484,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng vốn. Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước đạt 641.500 tỷ đồng, bằng 44,4% và tăng 2,8%. Trong khi đó, tại khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư giảm 2,5% so với cùng kỳ và chỉ đạt 319.100 tỷ đồng, chiếm 22,1% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư.

Như vậy sau nhiều năm liên tục giảm tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khu vực Nhà nước đã lấy lại tăng trưởng mà chiếm phần nhiều hơn trong cơ cấu tổng vốn đầu tư. Tuy vậy, tỷ trọng  khu vực ngoài Nhà nước trong tổng nguồn vốn hiện vẫn cao nhất. 

Trang trại phong điện đầu tiên tại Hà Tĩnh, công suất 120 MW

Dự án phong điện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh vừa được UBND tỉnh này ký quyết định chủ trương đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ông Nguyễn Tiến Hưng đã ký quyết định chủ trương đầu tư Dự án Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh tại Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cho Công ty cổ phần Phong điện HBRE Hà Tĩnh.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 4.687 tỷ đồng, công suất thiết kế 120 MW, dự kiến xây dựng 25 tuabin gió, sản lượng điện thương phẩm hàng năm ước tính 350,357 GWh/năm.

Dự kiến, sau khi nhận quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ thực hiện dự án trong 18 tháng.

Quyết định cũng nêu rõ trách nhiệm của chủ đầu tư khi thực hiện dự án đúng quy định, pháp luật, đồng thời giao trách nhiệm của các sở Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Tài nguyên Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, UBND huyện Kỳ Anh, Thị xã Kỳ Anh trong việc hướng dẫn, phối hợp xử lý các vấn đề liên quan để dự án được triển khai đúng kế hoạch.

Đề xuất đầu tư 18.217 tỷ đồng xây tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài 67,3 km đang được đề xuất đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025.

Tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lọc rút ngắn thời gian đi lại từ Tây Nguyên về Đông Nam Bộ và giúp xóa bỏ vấn nạn ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 20, đặc biệt là đoạn đèo Bảo Lộc.

Tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc rút ngắn thời gian đi lại từ Tây Nguyên về Đông Nam Bộ và giúp xóa bỏ vấn nạn ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 20, đặc biệt là đoạn đèo Bảo Lộc.

Ban quản lý dự án Thăng Long vừa trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc dự kiến đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025.

Đây là dự án thành phần 2 của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương kết nối các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Theo đó, tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc đi qua địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; các huyện: Đạ Hoai, Đạ Tẻ, Bảo Lâm và Tp Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng với chiều dài 67,3 km, được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22 m. Tuyến có điểm đầu tại Km 59+594, trùng với điểm cuối Dự án thành phần 1: Dầu Giây – Tân Phú, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối của Dự án là tại Km126+360, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, giao cắt với Quốc lộ 55, thuộc địa phận phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

 Trong giai đoạn I, Dự án sẽ phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án sẽ đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22 m.

Ước tính của đơn vị tư vấn, Dự án sẽ chiếm dụng khoảng 389 ha trong giai đoạn 1 và 455 giai đoạn hoàn chỉnh, trong đó tỉnh Đồng Nai khoảng 80,84 ha và tỉnh Lâm Đồng khoảng 374,51 ha.

Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 ước khoảng 18.217 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 12.107 tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021 – 2025. Nếu được Bộ GTVT phê duyệt, Dự án sẽ được khởi công trong quý III/2022 và hoàn thành vào năm 2025.

Tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lọc khi hoàn thiện sẽ trở thành tuyến đường có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian đi lại và ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 20, đặc biệt là qua đèo Chuối và đèo Bảo Lộc; đồng thời kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (hệ thống tuyến cao tốc xuyên Việt).

Khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao nghìn tỷ ở Đắk Lắk

Dự án do Công ty De Heus Việt Nam và Tập đoàn Hùng Nhơn thực hiện, với vốn đầu tư dự kiến 66 triệu USD.

Tổ hợp Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Dắk Lắk chính thức được khởi công xây dựng.

Tổ hợp Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vừa chính thức được liên doanh De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn (Việt Nam) khởi công xây dựng, với tổng vốn đầu tư dự kiến 66 triệu USD (tương đương 1.500 tỷ đồng), diện tích khoảng 200 ha.

“Đây là ngày quan trọng trong chiến lược của De Heus tại Việt Nam. 12 năm qua, chúng tôi đã đầu tư xây dựng 9 nhà máy ở Việt Nam, và bây giờ là dự án tiếp theo”, ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus châu Á đã nói như vậy.

Còn ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết, dự án này là bước khởi đầu của kế hoạch hợp tác chiến lược giữa De Heus và Hùng Nhơn trong phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên.

Dự án “Tổ hợp Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đắk Lắk” là một tổ hợp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín bao gồm: chọn lọc, sản xuất heo giống - gà giống; nhà máy giết mổ heo tự động; sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; sản xuất phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam và hướng tới xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á.

Theo kế hoạch, khi Dự án hoàn thành vào cuối năm 2025, sẽ tạo ra nguồn cung cấp heo giống chất lượng cao một cách nhanh chóng và đáng tin cậy cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hàng năm, Tổ hợp sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 25.000 con heo bố mẹ và heo hậu bị.

Có thể nói, với dự án này, De Heus và Hùng Nhơn sẽ góp phần quan trọng hình thành vùng an toàn dịch bệnh đầu tiên tại Đắk Lắk và các vùng phụ cận. Toàn bộ quá trình chăn nuôi và sinh sản, và cả quy trình giết mổ heo và gà thương phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về nguồn thức ăn, tiêm phòng, thao tác kỹ thuật nhằm tạo ra và đáp ứng nhu cầu tăng cao về heo giống ông bà, bố mẹ, heo giống thương phẩm có chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tạo ra nguồn nông sản sạch cho thị trường.

“Lần đầu tại Việt Nam, toàn bộ quy trình chăn nuôi tại dự án được ứng dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Vũ Mạnh Hùng cho biết.

Cụ thể, hệ thống trang trại của Dự án sẽ được vận hành và giám sát theo công nghệ 4.0 cung cấp bởi SKIOLD - một tập đoàn đa quốc gia, có trụ sở chính tại Đan Mạch với trên 140 năm kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tổng thể, trang thiết bị hiện đại cho trang trại.

Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định chăn nuôi tại Việt Nam, các trang trại trong hệ thống sẽ được áp dụng các tiêu chuẩn của Global G.A.P để đảm bảo các sản phẩm có chất lượng tốt nhất phục vụ cho thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.

Đặc biệt, Dự án cũng được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ hoạt động sản xuất, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng thế giới.

Một cách rất rõ ràng, Dự án Tổ hợp đã thể hiện năng lực và tầm nhìn vượt trội của De Heus và Hùng Nhơn trong xây dựng một mô hình hợp tác toàn diện để tạo ra các chuỗi giá trị cao trong nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên nền tảng công nghệ và góp phần bảo vệ môi trường sống.

Phát biểu tại Lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng đã đánh giá cao vai trò của Dự án.

“Lễ khởi công hôm nay không chỉ có ý nghĩa khởi động một dự án quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn mang ý nghĩa mở ra triển vọng đánh dấu một bước phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam”, ông Phùng Đức Tiến nói.

Những “bước phát triển mới” đó đã được Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh. Chẳng hạn, trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, việc Dự án được đầu tư theo hướng thiết lập vùng an toàn dịch bệnh sản phẩm chất lượng cao sẽ tạo tiền đề cho các sản phẩm chăn nuôi, chủ lực là thịt lợn, thịt gà của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

“Dự án được đầu tư cũng đã giải quyết đúng nút thắt của ngành chăn nuôi Việt Nam, đó là giải quyết bài toán cung cấp ổn định nguồn giống lợn và gà năng suất chất lượng cao; xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tạo ra chuỗi liên kết phát triển bền vững từ con giống, vật tư đầu vào, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, giết mổ, chế biến và phân bón hữu cơ theo chuỗi kinh tế tuần hoàn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Theo ông Phùng Đức Tiến, Dự án cũng là một mô hình tiêu biểu áp dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng ở Việt Nam. Đồng thời, là mô hình kiểu mẫu về phát triển sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường…

Theo kế hoạch, toàn bộ Dự án sẽ hoàn thành vào quý IV/2025. Chuỗi dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần định hình Tây Nguyên trở thành trung tâm cung cấp lợn giống và phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Bên cạnh đó, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn sẽ hợp tác cùng Công ty Belga và các đối tác chiến lược để xây dựng khu chăn nuôi với quy mô 200.000 gà bố mẹ, hằng năm sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 5 triệu con gà thịt giống và một khu chăn nuôi với quy mô 5 triệu gà thịt/lứa, sản xuất cho thị trường khoảng 25 triệu con gà thịt.

Khởi công Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định

Đây là dự án hợp tác giữa Becamex IDC và VSIP Group; đồng thời cũng là dự án thỏa thuận thu hút đầu tư giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Bình Dương được khởi động từ 7 năm trước.

Ngày 27/9, Công ty cổ phần (CTCP) Becamex Bình Định khởi công Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh. Tham dự và phát lệnh khởi công có Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương, Bình Định và đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tại Lễ khởi công, Dự án cũng được trao Chứng nhận đầu tư trực tiếp từ Phó Thủ tưởng Chính phủ Trương Hòa Bình

Theo ông Nguyễn Phú Thịnh, Phó chủ tịch Tập đoàn Becamex IDC, Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định có diện tích 1.425 ha, thuộc phân khu 7 của Khu kinh tế Nhơn Hội, trong đó 1.000 ha khu công nghiệp do Becamex IDC và VSIP hợp tác phát triển và 425 ha khu dân cư, thương mại - dịch vụ và khu tái định cư…

Nơi đây sẽ tập trung nhiều loại hình công nghiệp đa ngành nghề gắn liền với các công trình dịch vụ đa dạng như y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, vui chơi, giải trí, trung tâm văn hóa, thể thao cộng đồng, nhà ở xã hội. Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định được phát triển, quản lý và điều hành bởi CTCP Becamex Bình Định.

“Khu công nghiệp đô thị và dịch vụ này kỳ vọng sẽ đóng vai trò là hạt nhân mới trong thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ của Bình Định trong thời kỳ mới.

Đây là nền tảng lớn, kết hợp với những kinh nghiệm của Becamex qua nhiều năm hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia như Sembcorp - Singapore, tập đoàn Tokyu và NTT của Nhật Bản, tập đoàn Setia của Malaysia, quĩ đầu tư Warburg Pincus của Mỹ  trong các hoạt động kinh doanh, cũng như công tác xây dựng các khu công nghiệp xanh, sạch, đẹp, xây dựng nhà xưởng xây sẵn, hạ tầng giao thông kết nối chất lượng cao, kinh nghiệm trong công tác xúc tiến thương mại, dịch vụ chăm sóc khách hàng công nghiệp" , ông Thịnh chia sẻ.

Dự kiến, Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định sẽ thu hút khoảng 2 tỷ USD đầu tư vào sản xuất công nghiệp, sau khi đi vào hoạt động tạo việc làm cho 120.000 -150.000 lao động địa phương và khu vực lân cận. Dự án sẽ góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh về kinh tế, phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho Bình Định, đóng góp ngân sách Nhà nước hơn 400 tỷ đồng mỗi năm.

Tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết thực hiện cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khu công nghiệp, tỉnh Bình Định đã khẩn trương đầu tư mới và cải thiện nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định với thành phố Quy Nhơn (Tuyến đường phía Tây tỉnh (ĐT.638); Tuyến Quốc lộ 19 mới nối từ Cảng Quy Nhơn đến Tây Nguyên và Tuyến đường trục nối Khu kinh tế Nhơn Hội đến Sân bay Phù Cát…).

“Đến thời điểm hiện nay, điều kiện hạ tầng khá thuận lợi để đẩy mạnh phát triển logistics tại Bình Định, trong đó đáng chú ý là việc đầu tư xây dựng hạ tầng gắn với khu kinh tế và các KCN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất theo chuỗi. Đây là cơ hội chín mùi hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định”.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình thì cho rằng đại dịch Covid 19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn về người, kinh tế, trong bối cảnh đó, việc khởi công Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định với tổng vốn đầu tư gần 3.333 tỷ đồng, diện tích khoảng 1.000 héc-ta và khánh thành Tuyến đường từ Khu kinh tế Nhơn Hội đến sân bay Phù Cát chính là hoạt động thiết thực của tỉnh Bình Định, các nhà đầu tư trong thực hiện mục tiêu kép của Đảng và Chính phủ là đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế.

Để Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định thành công trên thực tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Lãnh đạo các ngành, các cấp của tỉnh Bình Định và nhân dân trong khu vực Dự án phối hợp tốt với chủ đầu tư để bảo đảm thực hiện Dự án đúng pháp luật, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân địa phương.

“Với bề dày hợp tác hữu nghị tốt đẹp của Bình Định và Bình Dương, nội lực và khát vọng của Bình Định, cùng năng lực và kinh nghiệm đầu tư phát triển thành công nhiều khu công nghiệp trên cả nước của Becamex và VSIP, ba trụ cột vững chắc này sẽ bảo đảm một triển vọng tốt đẹp cho Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định”- Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Đại diện các nhà đầu tư và chủ đầu tư Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định ký kết ghi nhớ đầu tư

Cũng tại lễ khởi công đã diễn ra lễ công bố và ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với một số nhà đầu tư tiềm năng. Các bản MOU này là sự đầu tư mở rộng của khách hàng trong nước và nước ngoài đã đầu tư thành công trong các khu công nghiệp của Becamex IDC và VSIP tại

Sáng cùng ngày, tỉnh Bình Định tổ chức khánh thành tuyến đường từ KKT Nhơn Hội đến Sân bay Phù Cát Tuyến đường này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với tổng chiều dài 20 km, bề rộng nền đường 20,5m, mặt đường bê tông nhựa gồm 4 làn xe với vận tốc thiết kế 80 km/h, hệ thống cống hộp thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh cảnh quan; với tổng mức đầu tư 1.825 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 385 tỷ đồng.

Bình Định: Khai trương công viên sáng tạo TMA

Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh Bình Định vừa tổ chức khai trương Công viên sáng tạo TMA Bình Định tại Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn.

Lãnh đạo địa phương, chủ đầu tư dự án Công viên Sáng tạo TMA và đại biểu cắt băng khai trương Công viên Sáng tạo TMA Bình Định

Công viên sáng tạo TMA được xây dựng trên diện tích 15 ha, nằm trong tổ hợp Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn thuộc phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, bao gồm các hạng mục: Khu sản xuất và xuất khẩu phầm mềm, Trung tâm đào tạo, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Trung tâm khoa học dữ liệu, Trung tâm trí tuệ nhân tạo, Trung tâm ứng dụng internet vạn vật… Những hoạt động của Công viên sáng tạo TMA Bình Định sẽ cung cấp những sản phẩm phần mềm cho các đối tác trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng khẳng định: “Đây là dự án điển hình, dự án mẫu để mở đường cho tỉnh Bình Định thu hút các nhà đầu tư về khoa học và công nghệ; tạo cú hích, tạo bước đột phá mới trong nỗ lực phát triển công nghệ cao tại Bình Định. Quan trọng hơn hết, kể từ hôm nay, những sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, toán học của Bình Định và các tỉnh lân cận sẽ có thêm sự lựa chọn mới để làm việc, nghiên cứu, cống hiến, sáng tạo ngay trên chính quê hương của mình”.

Công viên sáng tạo TMA là trung tâm phần mềm đầu tiên được xây dựng tại Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn. Với môi trường làm việc hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế cùng nhu cầu đào tạo và tuyển dụng hơn 3.000 kỹ sư.

Dự kiến, nơi đây sẽ là nơi cho các kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ làm việc, biến nơi đây trở thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu tại miền trung. Sau khi hoàn thành có thể tiếp nhận hàng trăm sinh viên công nghệ thông tin, toán, điện tử, viễn thông đến thực tập - nghiên cứu mỗi năm.

相关内容
推荐内容