【bxh ukraine】Tổng thống Trump tăng sức ép lên Trung Quốc
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump hôm 18-12 ký dự luật loại các công ty Trung Quốc khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ.
SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Ảnh: CEP
Động thái này nhằm trao cho đảng Cộng hòa công cụ răn đe Bắc Kinh trước khi ông Trump rời nhiệm sở.
Tuy đạo luật được áp dụng đối với tất cả các công ty nước ngoài nhưng lại được cho là nhằm vào các công ty Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ như Alibaba,ổngthốngTrumptăngsứcplnTrungQuốbxh ukraine công ty công nghệ Pinduoduo và tập đoàn dầu khí PetroChina. Đạo luật này cũng sẽ yêu cầu các công ty nước ngoài công khai liệu họ thuộc sở hữu hay chịu sự kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không.
Cho đến nay, chính quyền ông Trump vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc trong tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống. Bộ Thương mại Mỹ ngày 18-12 xác nhận đã bổ sung 60 công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt, bao gồm nhà sản xuất chip hàng đầu SMIC.
Bộ Thương mại Mỹ giải thích hành động này xuất phát từ “những bằng chứng về hoạt động giữa Công ty Sản xuất bán dẫn quốc tế (SMIC) và các thực thể có liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc”.
Trả lời phỏng vấn kênh Fox Busines, ông Ross cho hay Mỹ đã bổ sung tổng cộng 77 công ty và chi nhánh vào danh sách trừng phạt, trong đó có 60 công ty Trung Quốc. Một số công ty Trung Quốc bị trừng phạt với lý do vi phạm nhân quyền, số khác do tham gia xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông. Ngoài ra, các lý do khác là có liên hệ với quân đội Trung Quốc và dính líu tới việc đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ.
Những công ty Trung Quốc đã có tên trong danh sách này từ trước gồm Tập đoàn Công nghệ Huawei (và 150 chi nhánh), công ty ZTE, Hikvision...
Với việc nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ nói trên, SMIC phải xin giấy phép đặc biệt từ bộ này để được nhận các hàng hóa quan trọng từ một nhà cung cấp Mỹ nào đó. Ngoài công ty chính, khoảng 10 chi nhánh của SMIC cũng bị đưa vào danh sách đen, theo ông Ross.
Trước đó ngày 17-12, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette đã ký sắc lệnh cấm nhập khẩu, chuyển giao hoặc lắp đặt thiết bị truyền phát điện lớn từ Trung Quốc. Lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 16-1-2021, vài ngày trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.
Phản ứng trước những động thái của Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 18-12 cho rằng Mỹ nên chọn cách đối thoại và tham vấn với Trung Quốc thay vì theo đuổi các biện pháp trừng phạt đơn phương “không thể chấp nhận được” đối với các công ty Trung Quốc.
Ông Vương kêu gọi Mỹ ngừng phóng đại khái niệm về an ninh quốc gia và đàn áp tùy tiện các công ty Trung Quốc. Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc các quan chức cấp cao của Mỹ đã phớt lờ những lợi ích chung và cơ hội hợp tác giữa hai nước khi luôn khẳng định Trung Quốc là mối nguy cơ chính.
Trong bài phát biểu trực tuyến tại Hiệp hội châu Á có trụ sở ở New York, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc nói thêm Bắc Kinh nhận thấy có thể hợp tác với chính quyền của ông Joe Biden, người được tuyên bố đắc cử trong cuộc bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, ở 3 trong số 4 vấn đề ưu tiên của ông Biden là chống dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và chống biến đổi khí hậu.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
相关推荐
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- 14 cán bộ hầu tòa liên quan đất đai ở Đồng Tâm
- Lên HN làm ăn, chồng cưới đại gia rồi gửi nhiều tiền về cho vợ
- Nghi án chia tay đòi quà, đại gia Việt kiều khủng bố bạn gái cũ
- Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Công an bắt thanh niên Hà Nội vì quá hồn nhiên
- Hé lộ nguyên nhân nữ sinh lớp 11 bị bắn chết tại nhà
- Giá xe SH Mode cuối tháng 12 giảm mạnh kỷ lục