【số liệu thống kê về giải ngoại hạng nga】Hậu Giang với nhiều giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

 人参与 | 时间:2025-01-27 03:14:07

Trong bối cảnh toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu (BĐKH),ậuGiangvớinhiềugiảiphpứngphbiếnđổikhhậsố liệu thống kê về giải ngoại hạng nga thời gian qua, tỉnh Hậu Giang rất quan tâm và chỉ đạo sâu sát việc triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH, nhất là ứng phó với hạn, mặn, sạt lở, lũ lụt, giông, bão. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang, ông Trương Cảnh Tuyên (ảnh), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã có những đánh giá cụ thể.

Thưa ông, thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã triển khai công tác ứng phó với BĐKH như thế nào ?

- Thời gian qua, ngoài việc triển khai các văn bản chỉ đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện của Trung ương thì các ngành có liên quan và địa phương trong tỉnh còn thực hiện nhiều hoạt động trọng tâm trong công tác ứng phó với BĐKH theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Cụ thể là thường xuyên mở rộng phương thức, kênh thông tin tuyên truyền, trong đó tập trung đầu tư hiện đại hóa phương tiện thông tin liên lạc, dự báo, cảnh báo thiên tai đến cộng đồng dân cư. Ngoài ra, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan truyền thông địa phương thực hiện phổ biến sâu rộng trong cộng đồng dân cư về kiến thức, thông tin liên quan đến các vấn đề BĐKH và cảnh báo thiên tai đến cơ sở; cũng như triển khai trong chương trình giáo dục các cấp, các hoạt động ngoại khóa về kiến thức ứng phó BĐKH, phòng chống thiên tai.

Từ nhiều nguồn vốn, Hậu Giang đã đầu tư nhiều công trình đê bao, cống đập ngăn mặn và trữ nước ngọt phục vụ sản xuất hiệu quả (ảnh chụp trước dịch).

Bên cạnh đó là thực hiện lồng ghép thích ứng BĐKH vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cụ thể là trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, lập đồ án quy hoạch xây dựng về đô thị, triển khai lồng ghép phương án phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trong quy hoạch tỉnh và cấp huyện. Ngoài ra, Hậu Giang đã hoàn thành hai nhiệm vụ hợp phần BĐKH, trong đó phê duyệt kết quả nhiệm vụ “Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Mặt khác, Hậu Giang còn ưu tiên việc thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp bằng việc thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi mùa vụ, mô hình canh tác, sử dụng đất thích ứng với BĐKH. Xây dựng các mô hình trình diễn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo đất ở các vùng chuyên canh cây ăn trái, quản lý dịch hại, ứng dụng công nghệ cao như tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái.

Cùng với các hoạt động trên thì tỉnh đã triển khai những chương trình, dự án gì, thưa ông ?

- Một số chương trình, dự án nổi bật trong phòng, chống thiên tai được Hậu Giang thực hiện, gồm: hỗ trợ di dời dân cư ra khỏi vùng thiên tai sạt lở, bố trí ổn định dân cư; thi công các công trình kè chống sạt lở tại các đoạn sông, kênh thường xuyên xảy ra sạt lở; ứng dụng, nhân rộng các mô hình kè sinh thái vật liệu địa phương, kè mềm khắc phục sạt lở; đầu tư các công trình đê bao, cống ngăn mặn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng với hạn, mặn, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, nguồn nước tại từng tiểu vùng trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai có hiệu quả. Bên cạnh đó, Hậu Giang còn huy động và đa dạng hóa các nguồn kinh phí như ngân sách hỗ trợ của Trung ương, cân đối ngân sách địa phương, nguồn vốn ODA, vốn phi chính phủ, vốn doanh nghiệp và vận động trong dân để triển khai các dự án thích ứng BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Đồng thời, Hậu Giang còn đang đề nghị Trung ương hỗ trợ thực hiện dự án “Phát triển hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021-2026”.

Từ việc triển khai nhiều hoạt động trọng tâm như trên, hiện Hậu Giang đã thu lại những kết quả ra sao, thưa ông ?

- Kết quả đầu tiên là nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đã tạo những chuyển biến tích cực trong người dân về việc chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay ứng dụng khoa học kỹ thuật để thích ứng BĐKH. Trong đó, ngoài mô hình sử dụng hệ thống tưới phun tự động thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp thì người dân trong tỉnh còn có mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học, hạn chế đốt đồng; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch nông nghiệp.

Ngoài ra, thời gian qua tỉnh đã triển khai các dự án năng lượng sạch, đóng góp trong việc thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Đến nay đưa vào vận hành thương mại dự án Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang (29MW) tại ấp 8, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp; thực hiện được 1.066 dự án điện mặt trời áp mái nhà với tổng công suất 132,8 MWp. Các dự án điện sinh khối đang được triển khai như Nhà máy điện trấu Hậu Giang (công suất 10MW) và Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang (công suất 20MW) tại phường Thuận An, thị xã Long Mỹ; Nhà máy điện gió Long Mỹ I (công suất 100MW) tại xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ.

Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, tỉnh ưu tiên đầu tư các công trình cấp bách phòng, chống sạt lở, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, hồ chứa đa mục tiêu phục vụ phòng, chống thiên tai; trong đó có hai dự án trọng điểm là dự án “Xây dựng hồ chứa nước ngọt tỉnh Hậu Giang” và “Xây dựng Hệ thống cống ngăn mặn Nam kênh Xà No”. Ngoài ra, từ việc thu hút nguồn vốn viện trợ, hiện tỉnh đã triển khai mô hình tưới tiên tiến tiết kiệm nước áp dụng công nghệ 4.0 tại xã Phú Hữu, huyện Châu Thành; mô hình cung cấp hệ thống nước sạch tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp; vận động xã hội hóa để hỗ trợ bồn chứa nước, giếng khoan cho tổ chức và người dân thiếu nước sinh hoạt tại các vùng bị xâm nhập mặn… Song song đó là thông qua thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều chương trình dự án về giao thông, thủy lợi, mô hình sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp, đặc biệt là những công việc có liên quan đến tiêu chí môi trường được người dân triển khai cũng góp phần quan trọng không nhỏ vào việc ứng phó với BĐKH. 

Với sự chủ động trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, tác động của BĐKH gây ra, hàng năm tỉnh không có thiệt hại đáng kể do tình trạng hạn, mặn, sạt lở, triều cường diễn ra thời gian qua.

Một số nhiệm vụ trọng tâm trong ứng phó BĐKH được tỉnh đề ra vào thời gian tới là gì, thưa ông ?

- BĐKH đang diễn ra và tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó lĩnh vực nông nghiệp được đánh giá là rủi ro cao, chịu tác động trực tiếp, qua đó ảnh hưởng phần lớn đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Vì vậy, tỉnh sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ như: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, liên kết theo chuỗi giá trị và gắn với thị trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng với BĐKH, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; tăng dần diện tích sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường; hệ thống kết cấu hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thích ứng với BĐKH.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX nông nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, từng bước phát triển các HTX quy mô lớn hơn theo hướng mở rộng dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông nghiệp. Song song đó là bố trí ổn định dân cư nông thôn bằng việc tổ chức sắp xếp ổn định cuộc sống những hộ dân nằm trong khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở; hộ nằm trong khu vực rừng đặc dụng; hộ sống trên ghe, xuồng không có nhà ở và đất sản xuất; hộ nằm trong khu vực có điều kiện sinh hoạt và sản xuất khó khăn... Mặt khác, xây dựng mới các hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn có công nghệ xử lý nước đạt quy chuẩn quốc gia; mở rộng, nâng cấp và nối mạng cấp nước cho các xã thuộc khu vực đã có công trình cấp nước được xây dựng trong giai đoạn trước; loại bỏ dần loại hình giếng khoan nhỏ để bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm.

Còn giải pháp triển khai các nhiệm vụ nêu trên là gì, thưa ông ?

- Trước hết là giải pháp về công trình. Hậu Giang sẽ xây dựng các công trình thủy lợi, trong đó ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao, kết hợp với đầu tư hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt để chủ động trong sản xuất. Đầu tư đồng bộ hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa giống, vùng sản xuất lúa chất lượng cao và lúa đặc sản, vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; xây dựng hạ tầng thủy lợi, kết hợp hệ thống giao thông phục vụ máy móc cơ giới lưu thông và vận chuyển sản phẩm. Đồng thời, xây dựng mới các hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn có công nghệ xử lý nước đạt quy chuẩn phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Về giải pháp phi công trình, Hậu Giang điều chỉnh cơ cấu sản xuất, bố trí lịch thời vụ phù hợp; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản nuôi phù hợp để thích ứng BĐKH. Chuyển đổi cơ cấu giống, trong đó ưu tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có phẩm chất cao để gia tăng giá trị sản xuất. Bên cạnh đó là thành lập mới các tổ hợp tác, các HTX chuyên ngành (HTX kiểu mới; cũng như triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chính sách về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; đặc biệt là thực hiện hiệu quả “Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”…

Xin cảm ơn ông !

L.HÙNG - H.PHƯỚC thực hiện

顶: 6416踩: 94252