【bxh bd tho nhi ky】“Bà đỡ” các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
时间:2025-01-26 06:06:24 出处:Cúp C2阅读(143)
TPHCM: Doanh nghiệp,àđỡcácdoanhnghiệpbịảnhhưởngbởidịchbệbxh bd tho nhi ky doanh nhân chung tay chống dịch Covid-19 | |
Hải quan Đà Nẵng: Lo ngại dịch Covid-19 ảnh hưởng khó lường đến kết quả thu | |
Đề xuất miễn, giảm học phí trường nghề bị ảnh hưởng bởi Covid-19 | |
TPHCM kiến nghị miễn giảm nhiều loại thuế cho doanh nghiệp gặp khó bởi dịch Covid-19 |
TPBank dự kiến xem xét giãn nợ khoảng 200 khách hàng với dư nợ 1.500 tỷ đồng. Ảnh: ST. |
Giãn nợ, giảm lãi suất
Hiện tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa dự đoán được thời điểm kết thúc, trong khi mức độ tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế trong và ngoài nước tăng lên theo cấp số nhân. Vì thế, các DN đang phải chịu nhiều ảnh hưởng, thậm chí đã có DN phải ngừng hoạt động, nhất là khối DN nhỏ và vừa.
Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), gần 74% DN cho biết có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người lao động, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng…
Chính vì hiểu được những khó khăn của DN, các ngân hàng thương mại đã thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, tập trung thực hiện hoãn, giãn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi, giảm phí cho các DN, tiếp tục cho vay mới tạo điều kiện cho DN vượt qua khó khăn.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) cho biết, ngay từ trước khi có Thông tư 01 của NHNN, TPBank đã chủ động xem xét danh mục khách hàng để có biện pháp cụ thể hỗ trợ cho khách hàng. TPBank nhận thấy, trong danh mục khách hàng có khoảng 20% khách hàng bị ảnh hưởng nặng, 40% khách hàng còn lại ảnh hưởng tương đối, 40% khách hàng khác ít bị ảnh hưởng. Vì thế, từ khi Thông tư 01 có hiệu lực đến nay, TPBank dự kiến trong tháng 3 xem xét giãn nợ khoảng 200 khách hàng với dư nợ 1.500 tỷ đồng. Theo tính toán của TPBank này, tổng dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng vào khoảng 20-30 nghìn tỷ đồng.
Cũng nói về sự hỗ trợ của ngân hàng, ông Từ Tiến Phát, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho hay, theo chỉ đạo của NHNN, ACB tiếp nhận các yêu cầu khách hàng, thống kê sơ bộ thì ACB đã tiếp nhận 392 yêu cầu khách hàng với tổng dư nợ hơn 4.000 tỷ đồng. Số lượng khách hàng như vậy tương đối lớn. Về cho vay mới, vào tháng 1, ACB đã công bố gói cho vay 25.000 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn từ 1-2%/năm. Đến cuối tháng 2, đại diện ngân hàng này cho biết đã giải ngân cho 21.900 khách hàng với hơn 20.000 tỷ đồng, cam kết sẽ mở rộng gói này sau khi sử dụng hết. Với nhóm khách hàng ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp bởi dịch bệnh, ACB còn cung cấp thêm gói tín dụng 5.000 tỷ đồng với thời hạn vay lên tới 12 tháng.
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), bà Ninh Thị Lan Phương cũng chia sẻ, ngay sau khi có dịch bệnh, SHB đã có một số giải pháp như: Giảm phí dịch vụ chuyển tiền từ 30-50%, đối với khách gửi tiền online thì cộng thêm lãi suất 0,4-0,5%, đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm và cho vay cá nhân thì sẽ tặng gói bảo hiểm Covid-19. SHB cũng đã rà soát các hoạt động kinh doanh của DN chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 để đưa ra các gói hỗ trợ phù hợp.
Ngân hàng chịu “vất vả”
Có thể thấy, với vai trò “xương sống” của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã và đang đóng vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế, giúp các DN tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, để làm được điều này, các ngân hàng cũng phải căng mình để triển khai các giải pháp, cũng như tìm kiếm cơ chế để thực hiện một cách hợp lý, vừa đảm bảo an toàn hoạt động, vừa hỗ trợ DN hiệu quả.
Theo bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), vướng mắc chủ yếu hiện nay là về tiêu chí đánh giá, do khách hàng không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố Covid 19 mà còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Theo vị này, nếu tập trung đánh giá lại toàn bộ khách hàng sẽ mất nhiều thời gian nên MBBank thống nhất trong toàn hệ thống, chỉ đánh giá tiêu chí liên quan đến ảnh hưởng thu nhập, doanh thu sau Covid-19. Theo đó, MBBank đã triển khai đánh giá mức độ ảnh hưởng của khách hàng từ đầu tháng 3/2020. Bước đầu, khoảng 1.000 tỷ đồng đã được giảm lãi suất hoảng 1% so với lãi suất hiện nay đang được áp dụng.
Không khó khăn về tiêu chí đánh giá, nhưng lãnh đạo TPBank lại cho biết, ngân hàng gặp “vất vả” với lượng hồ sơ từ các đơn vị đưa lên xem xét, bởi việc đánh giá cơ cấu nợ vẫn phải làm đầy đủ các bước theo quy định của NHNN. Vì thế, vấn đề tiếp theo là nguồn lực để triển khai những công việc này.
Có thể thấy, các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện trên tinh thần sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận với DN. Thời gian tới, các ngân hàng đều cho biết sẽ theo dõi sát tình hình dịch bệnh, tiếp tục triển khai quyết liệt, chủ động, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch; nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ.
猜你喜欢
- Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- Xã bãi ngang chạm đích nông thôn mới
- Tân Ân gian nan đường đến nông thôn mới
- Tấm thẻ vì sức khoẻ
- Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- Phóng sự ảnh: Hoa tươi về phố
- Không đầu hàng số phận
- Không để hộ nghèo đơn độc
- Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!