Quan điểm trên được GS Sir Kostya S.Novoselov, thành viên hội đồng giải thưởng Vinfuture, chủ nhân giải Nobel Vật lý 2010 chia sẻ trong sáng nay (19/12) tại toạ đàm cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh thuộc khuôn khổ Tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2023.
GS Sir Kostya S.Novoselov cho rằng, các nước cần đầu tư nhiều hơn cho năng lượng xanh bởi xu hướng phương tiện giao thông, máy móc trên toàn cầu đang chuyển dần từ động cơ xăng dầu sang động cơ điện. Đồng thời cũng cần đầu tư nhiều hơn vào phần vận chuyển kết nối để tạo ra tương lai xanh hoàn toàn.
Để tạo ra tương lai xanh, điều quan trọng là cần tìm ra nguồn năng lượng mới. Hiện tại, có nhiều khoản đầu tư khác nhau vào phương tiện giao thông vận hành bằng điện, hy vọng đây là giải pháp trong tương lai xanh.
Về chi phí, các năng lượng thay thế đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm đầu tư lớn. Các khoản đầu tư hiện tại có ý nghĩa quan trọng để phát triển công nghệ mới.
Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác như trồng rừng giúp hấp thu khí thải, biến đổi gen động thực vật để cân bằng phát thải… "Phát thải bằng 0 hay phát triển bền vững là chủ đề quan trọng nhưng tốc độ cũng quan trọng không kém. Việc này không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn đầu tư và hạ tầng",GS nhấn mạnh.
Về hạ tầng, GS Sir Kostya S.Novoselov nhận định, việc sản xuất, lưu trữ cung ứng nhiên liệu năng lượng nhiều nơi hiện nay chưa thật sự sẵn sàng. Ví dụ, ở các trạm xăng, ngoài bán xăng dầu thì việc sạc pin cho phương tiện giao thông là hoàn toàn chưa có, điều này gây hạn chế phát triển giao thông xanh.
Ông cho rằng, 5 năm tới là thời điểm vô cùng quan trọng và thú vị với ngành khoa học vật liệu. Ta có 5 năm bùng nổ và chứng kiến sự thay đổi toàn cầu về các năng lượng, vật liệu mới.
Để thích ứng sự bùng nổ này, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần có đánh giá, cân nhắc về xây dựng, chuẩn bị hạ tầng đáp ứng làn sóng mới. "Khi công nghệ bùng nổ, các nhà khoa học, doanh nghiệp sẽ thiết kế ra nhiều sản phẩm mới. Do đó cần nguồn lực đủ lớn để thích ứng",GS Sir Kostya S.Novoselov nói và cho rằng, song song với sản xuất điện thì ta phải nghĩ tới tích điện, tăng cường công suất điện đáp ứng công nghệ tương lai.
Đồng tình với dự báo trên nhưng GS Nguyễn Thục Quyên, Chủ tịch hội đồng sơ khảo giải VinFuture cũng băn khoăn về vấn đề tái chế các nhiên liệu, năng lượng mới trong thời gian tới.
Bà Quyên nhận định, năng lượng không phải là vấn đề riêng quốc gia nào hay của riêng ai, ta cần nhìn bức tranh toàn cảnh, tác động xã hội của xanh hóa. Các nước đang tập trung phát triển năng lượng gió, mặt trời, công nghệ mới, vật liệu mới... nhưng điều quan trọng không kém là tái chế.
"Bùng nổ công nghệ là tốt nhưng nếu không tái chế được công nghệ đó thì sẽ trở thành gánh nặng gấp đôi cho các quốc gia và toàn cầu",GS Quyên nêu.
Đồng quan điểm, ông Akihisa Kakimoto, nguyên giám đốc công nghệ tại tập đoàn hoá chất Mitsubishi Nhật Bản, thành viên hội đồng giám khảo Vinfuture nhận thấy để phát triển cơ sở hạ tầng bền vững cần nhìn nhận tổng thể, nhiều khía cạnh.
Theo ông cần đánh giá từ việc sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng ra sao, sản phẩm công nghệ nên được thiết kế, sử dụng, tái chế thế nào. Khi nào chúng ta nhìn tổng thể theo chuỗi giá trị thì mới thực sự có thể giải quyết được bài toán bền vững.
Chuỗi tọa đàm "Khoa học vì cuộc sống" trong Tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2023 diễn ra hai ngày 18 - 19/12 với bốn phiên:
- Công nghệ bán dẫn, nền tảng của thế giới hiện đại
- Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn
- Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh
- Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức
Bên cạnh đó, chuỗi đối thoại khám phá khoa học tương lai VinFuture - các hoạt động kết nối, chia sẻ tri thức giữa các nhà khoa học hàng đầu thế giới với cộng đồng khoa học trong nước - sẽ diễn ra đồng thời ở các trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong ngày 20/12.
Mùa giải thứ 3, VinFuture nhận được 1.389 đề cử giải thưởng (mùa 1 là 599, mùa 2 là 970) từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Lễ trao giải thưởng VinFuture diễn ra vào tối mai 20/12 tại Hà Nội, trực tiếp trên kênh VTV1.
下一篇:Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
相关文章:
- Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- Tăng trưởng kinh tế toàn cầu gia tăng thêm áp lực
- 4G: Việt Nam không nên vội vàng!
- Phương Thanh rớt 'Hợp ca' sẽ thi 'Bước nhảy'
- Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- Thách thức vị trí số 1 của HP trong thị trường PC
- Bắc Bộ rét về đêm và sáng, Nam Bộ nắng nóng
- Ngành Thép Việt Nam: Nâng cao công nghệ, giảm phát thải
- Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống mức 3%
相关推荐:
- Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- Làng cổ Đường Lâm họp dân, không tìm ra giải pháp
- Đìu hiu phiên tuyển dụng việc làm mới sau tết
- GS.TS Tạ Ngọc Tấn làm Chủ tịch Hội đồng tư vấn ngành báo chí
- Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- Nghệ sĩ Việt sốc khi Whitney Houston ra đi
- Phi Thanh Vân bật mí vì sao không thể mặc kín
- Để có Kindle, Amazon bỏ nhiều tiền hơn khách hàng
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- Cổ phần hóa cho đỡ đau đầu!