88Point88Point

【freiburg – augsburg】Tăng trưởng kinh tế 2019 có nhiều triển vọng khởi sắc

tang truong kinh te 2019 co nhieu trien vong khoi sacTăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,ăngtrưởngkinhtếcónhiềutriểnvọngkhởisắfreiburg – augsburg93%
tang truong kinh te 2019 co nhieu trien vong khoi sacTăng trưởng kinh tế 2019 đối diện nhiều thách thức
tang truong kinh te 2019 co nhieu trien vong khoi sacLong An: Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong những năm gần đây
tang truong kinh te 2019 co nhieu trien vong khoi sacDoanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
tang truong kinh te 2019 co nhieu trien vong khoi sac
Theo dự báo của CIEM, tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,93%, tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%, thặng dư thương mại ở mức 2,04 tỷ USD và mức tăng giá tiêu dùng bình quân là khoảng 3,88%. Ảnh: ST.

Đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã gia tăng nhiều hơn, chiếm tới 43% tổng đầu tư toàn xã hội. Đồng thời, khu vực kinh tế tư nhân cũng có mức tăng cao nhất, hàng loạt DN tư nhân quy mô lớn xuất hiện, không chỉ ở những ngành nghề truyền thống mà còn là những ngành công nghệ, chế tác chế tạo, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Thay đổi cách thức tăng trưởng

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 sẽ được hậu thuẫn của một số yếu tố, đó là lợi ích từ thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu đem lại. Bên cạnh đó, tác động gián tiếp từ Luật thuế Thu nhập DN có thể kích thích nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ. Một yếu tố quan trọng là Chính phủ đã ban hành khung chính sách kinh tế Việt Nam trong năm 2018, trong đó nhấn mạnh đến phát triển khu vực tư nhân như một trụ cột quan trọng trong tăng trưởng kinh tế trung hạn. Theo đó, các chính sách nhằm khuyến khích khu vực tư nhân sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho kinh tế tư nhân.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, tăng trưởng của chúng ta thời gian qua đã không dựa vào gia tăng tín dụng mà đang bắt đầu dựa nhiều vào khu vực kinh tế tư nhân, dựa vào khai thác các ngành có lợi thế, dựa nhiều hơn vào các yếu tố năng suất, giảm chi phí cho DN bởi chúng ta đã thực hiện những cải cách cho môi trường kinh doanh.

Nhấn mạnh phải thay đổi cách thức tăng trưởng, điều đó quan trọng hơn mức tăng trưởng. Ông Cung cho rằng, nếu chúng ta gia tăng cải cách trong nước, gia tăng hiệu quả, tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân, cải cách DNNN, phát triển khu vực nông nghiệp và đặc biệt cả khu vực dịch vụ... thì sẽ gia tăng thêm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong 2019, dù cầu bên ngoài của một số sản phẩm như điện thoại thông minh có thể giảm sút, nhưng sự giảm sút này sẽ không ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam 2019. Theo kết quả dự báo của CIEM, tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,93%, tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%, thặng dư thương mại ở mức 2,04 tỷ USD và mức tăng giá tiêu dùng bình quân là khoảng 3,88%.

Tìm kiếm động lực mang tính đột phá

Tháng 1/2019, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục khả quan là bước khởi đầu thuận lợi để nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đề ra. Ngay những ngày đầu tháng 1/2019, lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều buổi làm việc với các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước để đôn đốc, triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như triển khai Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,1% so với tháng 12/2018. Tỷ giá, lãi suất ổn định và chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao ở mức 7,9% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, cả nước có trên 10.000 DN đăng ký thành lập mới, tuy giảm 7% về số DN nhưng tăng tới 53,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ, thể hiện quy mô DN ngày càng tăng.

Đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2019, cao hơn bình quân khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, vừa qua lần đầu tiên Việt Nam nằm trong danh sách 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới do hãng tin Bloomberg xếp hạng (45,92/100 điểm). Trong nước, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng những mục tiêu cho năm 2019 là có thể đạt được. Thậm chí, chỉ tiêu về tăng trưởng GDP hoàn toàn có thể vượt qua trong bối cảnh Việt Nam đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với mức tăng trưởng GDP dư kiến lên tới 6,9%, cao hơn mức Quốc hội đề ra.

Nói về động lực tăng trưởng 2019, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, phương châm của năm 2019 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, trong đó, tinh thần của Chính phủ là bứt phá, tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu rất rõ trong Nghị quyết 01. Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, chúng ta phải tích cực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh một cách hiệu quả, thực chất hơn để giảm các chi phí cho DN, tạo thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy DN phát triển... Đây là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2019 mà còn cho cả giai đoạn tới. Đồng thời, phải tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân. “Trong những năm qua, kinh tế tư nhân có sự phát triển mạnh mẽ nhưng hiện nay thực sự còn nhiều khó khăn, cần có những chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo sân chơi bình đẳng cho các DN trong khi tiếp cận các nguồn lực để làm sao có cuộc chơi công bằng, minh bạch, theo kịp cơ chế thị trường”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, kinh tế trong nước đã duy trì được tốc độ phát triển ở mức khá trong một thời gian dài với mức bình quân khoảng 6,8% cả giai đoạn 1989 – 2018. Đây là tốc độ tăng GDP cao trong khu vực ASEAN. Quy mô nền kinh tế tăng gần 39 lần, từ 6,3 tỷ USD năm 1989 đã đạt 245 tỷ USD vào năm 2018. GDP bình quân đầu người tăng 27,4 lần trong giai đoạn này, từ mức 94 USD năm 1989 lên 2.587 USD năm 2018.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, để đưa nền kinh tế vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng GDP các năm tới phải nhanh hơn, đó cũng là cách để đuổi kịp các nước khu vực và thế giới. Cần phải duy trì được ổn định vĩ mô cũng như duy trì mức tăng trưởng cao, liên tục, kéo dài trong một thời gian. Trong đó, người đứng đầu Bộ KH&ĐT cho rằng, động lực mang tính tiên quyết cho tăng trưởng cao, bền vững chính là cải cách thể chế. Ngoài ra còn phải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của DN. Theo đó, ước mơ thịnh vượng không chỉ cho năm 2019 mà còn cho cả chặng đường dài phía trước, do đó, cần nắm lấy cơ hội, tìm kiếm những động lực mang tính đột phá mới của nền kinh tế, biến thách thức thành cơ hội và biến cơ hội thành hiện thực.

赞(335)
未经允许不得转载:>88Point » 【freiburg – augsburg】Tăng trưởng kinh tế 2019 có nhiều triển vọng khởi sắc