【bđ kq】Bất động sản TP. HCM: Phát triển lệch pha, lòng tin giảm sút
TheấtđộngsảnTPHCMPháttriểnlệchphalòngtingiảmsúbđ kqo Báo cáo của Hiệp hội Bất động sảnTP. HCM (HoREA), thị trường bất động sản TP. HCM đã có dấu hiệu chững lại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, như giao dịch chững lại, có dấu hiệu phát triển lệch pha sang phân khúc bất động sản cao cấp, trong khi thiếu sản phẩm căn hộ bình dân.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, có 34 dự ánđược Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, với 14.901 căn, tăng 1,8 lần. Trong đó, căn hộ trung và cao cấp tăng 16%, trong khi căn hộ bình dân giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
Thách thức lớn nhất trong quý III của nhiều công ty bất động sản tại TP.HCM là khôi phục lòng tin của khách hàng vào thị trường. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
“Số lượng căn hộ được tung ra lớn, nhưng sức mua giảm mạnh. Đây là thách thức lớn nhất đối với các chủ đầu tưbất động sản hiện nay”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, hàng tồn thời gian qua có giảm, nhưng vẫn cao và tốc độ giảm chưa tương xứng với tốc độ ra hàng ồ ạt cũng là một thách thức. Việc nguồn cung không ngừng leo thang khiến cuộc cạnh tranh tiêu thụ hàng hóa ngày càng gay gắt và dễ đưa thị trường vào tình cảnh khó khăn.
Một mối lo khác nữa là, với việc thực hiện Luật Nhà ở 2014, theo đó cho phép người nước ngoàimua nhà tại Việt Nam, nhiều chủ đầu tư đã tung ra nhiều sản phẩm phục vụ đối tượng người này, nhưng tới nay rất “ế ẩm”.
Ông Phùng Chu Cường, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Phú Long cho biết, tại các dự án của Công ty ông có nhiều người nước ngoài tới sinh sống, nhưng đa phần là thuê nhà và số ít khách hàng mua nhà thì đều đứng tên vợ hoặc chồng là người Việt. “Tôi nhận thấy, luật vẫn còn nhiều khúc mắc về thủ tục và tính pháp lý, nên người nước ngoài chưa tiếp cận mua nhà tại Việt Nam. Đặc biệt, việc người nước ngoài muốn vay tiền mua nhà hoặc mua nhà xong có được cầm cố ngân hànghay không cũng không được nêu rõ trong Luật Nhà ở 2014”, ông Cường cho biết.
Ông Alex Crane, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, rào cản điển hình là hệ thống pháp luật đối với người nước ngoài chưa rõ ràng và thời gian thuê mua nhà ở còn hạn chế. “Liên quan vấn đề tài chính, người nước ngoài có thể trả tiền như thế nào? Bỏ qua việc mua bằng tiền mặt, trường hợp mua theo kiểu vay trả góp thì thế chấp phải được liên kết với thời hạn cư trú. Hiện tại, thời hạn cư trú tối đa của một người nước ngoài là 2 năm. Như vậy, người nước ngoài có được thế chấp trong vòng 2 năm không? Điều này có vẻ không thực tế và không khả thi”, ông Crane phân tích.
Ngoài ra, một thách thức rất lớn khác đối với các chủ đầu tư hiện nay là lòng tin của người mua nhà đang bị ảnh hưởng nặng nề, sau sự cố chủ đầu tư Dự án Bảy Hiền Tower, Harmona… mang sổ đỏ của người dân đi cầm cố ngân hàng.
Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM Trần Trọng Tuấn nhận xét, những sự việc trên là do sự lỏng lẻo của thị trường nhà ở hiện nay. Trong đó, các quy định pháp luật còn những điểm mập mờ, tạo kẽ hở cho vi phạm pháp luật. Trong khi đó, việc thực thi pháp luật có những lúc chưa nghiêm. Ngoài ra, năng lực của chủ đầu tư thiếu chuyên nghiệp, chưa có chiến lược cụ thể, làm ăn chụp giật...
Tổng giám đốc một công ty bất động sản lớn tại TP. HCM cho biết, sau khi những sự vụ trên diễn ra và giao dịch tại các sàn bán căn hộ giảm mạnh, thách thức lớn nhất trong quý III của công ty ông là khôi phục lòng tin của khách hàng vào thị trường.
Một thách thức lớn khác đối với các chủ đầu tư trong quý III là việc giới đầu tư thức cấp đầu cơ dự án và mua căn hộ để cho thuê. Báo cáo của Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, có tới 30% số căn hộ được giao dịch thời gian qua là để đầu cơ và cho thuê, dẫn tới việc nhiều căn hộ trong một dự án không có người ở. Việc này sẽ tác động đến giá thuê nhà, quá trình hoàn vốn của chủ đầu tư và giá bán nhà trên thị trường.
Trước những thách thức lộ diện trong nửa đầu năm 2016, doanh nghiệpbất động sản đang xây dựng các tiêu chuẩn nhà giá trị thật để tháo gỡ phần nào những áp lực đang đè nặng thị trường. Tuy nhiên, đa phần chủ đầu tư vẫn chưa tìm ra hướng khắc phục nhằm giảm áp lực và khôi phục thị trường trong quý III/2016.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Đẩy nhanh tiến độ CPH các doanh nghiệp thuộc Vinalines
- ·Nợ nần, người phụ nữ ở Quảng Bình tạo hiện trưởng bị cướp
- ·VietinBank sẽ tăng vốn điều lệ lên 37.234 tỷ đồng
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Con trai sát hại mẹ và dì ruột ở TP.HCM
- ·Bắt khẩn cấp ông bố ở Thái Bình dùng dao cứa cổ 2 con nhỏ, rồi doạ tự sát
- ·Bắc Ninh hỗ trợ kinh phí thuê hạ tầng cho Samsung
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Bổ sung 5.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho DNVVN
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Bắt cụ ông 70 tuổi dâm ô 2 bé gái ở Hà Tĩnh
- ·Bắt đối tượng “lướt” đất, chiếm đoạt hơn 1,5 tỷ đồng
- ·Người đàn ông 62 tuổi ở Bình Phước bị chém chết do tranh chấp đất đai
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Đánh nhau vì cô gái, thanh niên đâm chết người
- ·Bắt cựu phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa cùng hàng loạt cán bộ
- ·Chém bố bạn gái vì bị cấm yêu đương ở Bắc Giang
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Thanh niên ở Quảng Trị nhận 2 triệu vận chuyển 1,2 vạn viên ma túy