【trận đấu rennes gặp psg】Sửa luật để thúc giải ngân vốn đầu tư công
Khó khăn trong giải phóng mặt bằng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai dự ánđầu tưcông. Ảnh: Đ.T |
Giải ngân chậm,ửaluậtđểthúcgiảingânvốnđầutưcôtrận đấu rennes gặp psg xin trả lại 25.000 tỷ đồng vốn đầu tư
Thông tin có lẽ không quá gây bất ngờ. Đó là sau khi rà soát, cho tới thời điểm này, đã có 67 bộ, cơ quan trung ương và địa phương xin “trả lại” vốn đầu tư ngân sách trung ương của năm 2021, với tổng số tiền lên tới hơn 25.000 tỷ đồng. Lý do là vì không kịp giải ngân, thậm chí một số dự án còn không kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, vướng cả trong quá trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán…
Điều đáng nói là, trong số hơn 25.000 tỷ đồng nói trên, chỉ có 3.000 tỷ đồng là vốn ngân sách trung ương trong nước, số còn lại hơn 22.000 tỷ đồng là vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương (vốn ODA).
Hai năm nay, tình hình giải ngân vốn ODA rất chậm. Nếu như 9 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nói chung là 47,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì giải ngân vốn ngân sách trung ương trong nước đạt 51,71%, còn vốn nước ngoài chỉ là 12,69%, tỷ lệ rất thấp. Năm ngoái, giải ngân vốn ODA chậm, nhưng cùng kỳ thì vẫn đạt 21,65%.
Có nhiều nguyên nhân cố hữu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra, từ chậm giải phóng mặt bằng, năng lực tài chínhchủ đầu tư và đặc biệt năm nay có yếu tố dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến nhiều địa bàn trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố chủ quan, bao gồm cả việc chất lượng lập kế hoạch và công tác chuẩn bị dự án đầu tư công ở một số bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập, mang tính hình thức, dẫn đến việc nhiều dự án được giao kế hoạch, nhưng chưa thể triển khai thi công, giải ngân.
Với riêng dự án sử dụng vốn ODA, tình hình còn khó khăn hơn, do “vướng” nhiều vấn đề liên quan đến các đối tác tài trợ nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khá nhiều dự án ODA chuyển tiếp đã quá thời gian quy định, nhưng các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn, gia hạn hiệp định, thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư…
Sửa luật để gỡ rào cản
Trong vô vàn vướng mắc, có những vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách. Đó là một trong những lý do khiến suốt thời gian qua, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đã liên tục làm việc với các bộ, ngành, địa phương về vấn đề này.
Kết quả, Tổ công tác đã tiếp nhận tới hơn 80 vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách. Mặc dù quá nửa trong số này là do cách hiểu không đúng, hiểu khác của các bộ, ngành, địa phương, nhưng cũng có những vướng mắc thực sự về thể chế, chính sách.
Đơn cử với các dự án ODA, có trường hợp chỉ thay đổi thời gian thực hiện dự án, nhưng quy trình điều chỉnh phải thực hiện như quy trình quyết định chủ trương đầu tư dự án mới, nên mất nhiều thời gian.
Đây là một bất cập mà nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên… khi làm việc với Tổ công tác đều lên tiếng. Và đó cũng là một trong những lý do điều khoản quy định về nội dung này tại Luật Đầu tư công đang được đề xuất sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Theo quy định của Điều 25, Luật Đầu tư công, các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ phải trình Thủ tướng Chính phủ 2 lần để xem xét, phê duyệt đề xuất dự án và quyết định chủ trương đầu tư. Nếu phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, thì lại một lần nữa phải “lên” Thủ tướng. Chưa kể, trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn phải làm một động tác là lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và gửi lại cho cơ quan chủ quản để tiếp thu, giải trình trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quy trình này trên thực tế chỉ phù hợp với các dự án nhóm A, quy mô lớn, có tính chất liên ngành, liên vùng, thường có tỷ lệ cho vay lại cao và phải thực hiện theo yêu cầu, điều kiện chặt chẽ theo hiệp định được ký kết với nhà tài trợ lớn. Còn nếu các dự án nhóm B và C cũng phải mất 3 lần trình lên Thủ tướng như vậy, thì dễ bị chậm tiến độ, không hoàn thành cam kết với nhà tài trợ và phải gia hạn hiệp định.
Chính vì vậy, Chính phủ đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Điều 17, Điều 25 và Điều 33 của Luật Đầu tư công. Theo đó, một trong những sửa đổi quan trọng nhất là người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Theo kế hoạch, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật này sẽ được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong một cuộc họp chuyên đề riêng. Khi được thông qua, Luật sửa đổi sẽ tạo thuận lợi cho giải ngân đầu tư công, đặc biệt với các dự án sử dụng vốn ODA.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/435c798985.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。