当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【các trận đấu ngoại hạng anh】Cần cơ sở pháp lý cho việc tổ chức chính quyền đô thị thống nhất trên cả nước

Hải Phòng: Tuyên dương 69 doanh nghiệp,ầncơsởpháplýchoviệctổchứcchínhquyềnđôthịthốngnhấttrêncảnướcác trận đấu ngoại hạng anh hộ kinh doanh chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế Cơ chế, chính sách đặc thù – “Đòn bẩy” để Hải Phòng bứt phá Đề xuất thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Làm sao tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Tại phiên họp tổ, các đại biểu bày tỏ sự nhất trí cao với việc cần thiết ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng. Đồng thời, việc ban hành quy định về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng để thực hiện chính thức mà không qua thí điểm đã bảo đảm đầy đủ các cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn.

Các đại biểu cũng cho rằng, hiện nay, các thành phố trực thuộc trung ương đang tổ chức chính quyền đô thị theo những mô hình không giống nhau theo quy định của các luật, nghị quyết khác nhau của Quốc hội. Do đó, đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành Luật về tổ chức chính quyền đô thị để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước.

Cần cơ sở pháp lý cho việc tổ chức chính quyền đô thị thống nhất trên cả nước
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 12.

Cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng tại tổ 12, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, có một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị, bộ máy quản lý nhà nước làm sao hiệu lực, hiệu quả. Tổng Bí thư khẳng định, đây là vấn đề rất lớn, Trung ương đang tập trung bàn thảo làm sao tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; không hình thức để đảm bảo đúng thực chất, áp dụng không chỉ cho thành phố Hải Phòng mà của cả nước.

Theo phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đến năm 2045 thì quy mô dân số khoảng 725 nghìn người (bằng gần 1/3 dân số của TP. Hải Phòng hiện nay), trong đó dân số đô thị chiếm 86%.

Đưa ra ý kiến tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) đề nghị quan tâm đến quy định về Hội đồng nhân dân (HĐND) bởi trong bối cảnh không tổ chức HĐND quận, phường thì HĐND Thành phố cần tăng cường năng lực, bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương. Do đó, đại biểu kiến nghị cân nhắc phương án cần cơ chế giúp việc cho đại biểu HĐND Thành phố.

Tán thành với việc bổ sung 1 Phó Chủ tịch UBND cho Thuỷ Nguyên như dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho rằng, trong những năm tới, công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của Thủy Nguyên, dự kiến thu hút 250 nghìn lao động; thương mại - dịch vụ phát triển dựa trên nền tảng phát triển ngành thương nghiệp với mạng lưới các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ logistics; trên địa bàn Thuỷ Nguyên đang xây dựng nhiều khu dân cư mới như Bắc Sông Cấm, đảo Vũ Yên, Vsip, Hoàng Huy...

Vì vậy, dân số của Thuỷ Nguyên sẽ tăng lên rất nhanh trong thời gian tới. Do đó, việc bổ sung 1 Phó Chủ tịch UBND thành phố để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của chính quyền trong lĩnh vực quản lý đô thị là phù hợp.

Tạo ra sức bật mới cho Huế phát triển

Thảo luận về định hướng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng, việc thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra sức bật mới không chỉ cho Huế phát triển mà còn gìn giữ, bảo tồn tốt kho tàng di sản văn hóa phong phú mà Cố Đô đang sở hữu.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 10.
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 10.

Đó cũng là sự đóng góp thiết thực cho vùng kinh tế Trung Trung Bộ và cho đất nước. Trong đó, Huế trở thành động lực phát triển cụm ngành kinh tế biển Trung Trung bộ; đến năm 2030 trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, theo một số đại biểu, khi thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, gắn với đó là việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và nhiều công việc khác phải chuyển đổi muc đích sử dụng một diện tích không nhỏ đất nông – lâm nghiệp. Vì vậy, cần quan tâm việc bảo vệ đất rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đây là những nhóm rừng rất đặc biệt nên cần tiến hành chặt chẽ khi phải chuyển đổi mục đích sử dụng đối với loại đất này.

Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị Chính phủ lưu ý vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. “Đất trồng lúa được hình thành trong hàng ngàn năm kiến tạo của địa lý, của tự nhiên. Khi quyết định chuyển đổi sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực; do đó, nếu có giao cần phải giới hạn trong tầm kiểm soát và phải nằm trong tổng thể quy hoạch đất trồng cây lương thực, đảm bảo cho an ninh quốc gia…”, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) kiến nghị.

Nêu quan điểm ở khía cạnh khác, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) cho biết, việc thành lập thành phố trực thuộc trung ương tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, đặc biệt với nhóm nông dân. Thực tiễn trong nước và quốc tế đã cho thấy quá trình chuyển đổi này sẽ xuất hiện một nhóm “nông dân không đất” sinh sống trong lòng thành phố song chưa được đào tạo nghề hoặc chưa đủ khả năng tham gia thị trường lao động của một đô thị lớn, hiện đại. Do đó, đại biểu đề nghị, giải quyết việc làm bền vững cho nhóm nông dân không có đất sản xuất, lao động phi chính thức cần được quan tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp cụ thể, lâu dài.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh rằng, khi phát triển Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương cần phải có phương án, kế hoạch phát huy, bảo tồn mà vẫn đảm bảo không có xung đột, rào cản, trở ngại cho quá trình hiện đại hóa.

分享到: