【lịch thi đấu can cup】Viện kiểm sát đề nghị án chung thân đối với ‘siêu lừa’ Nguyễn Thị Hà Thành

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:18:26
Vụ thất thoát 3,ệnkiểmsátđềnghịánchungthânđốivớisiêulừaNguyễnThịHàThàlịch thi đấu can cup8 triệu USD: Cựu Thứ trưởng Cao Minh Quang được đề nghị án treo Ninh Bình: Bắt đối tượng mới ra tù được 10 ngày lại đi cướp xe mô tô

Sáng 16/3, đại diện Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội công bố bản luận tội đối với Nguyễn Thị Hà Thành (39 tuổi, ở Hà Nội) và 25 bị cáo khác liên quan 27 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng của 3 ngân hàng và 4 cá nhân. Trong số 26 bị cáo, có 17 người là cựu cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng (PVcomBank).

Quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, Nguyễn Thị Hà Thành cùng các bị cáo cơ bản khai nhận hành vi, thừa nhận cáo buộc hoặc thừa nhận một số nội dung trong cáo trạng. Các bị cáo cũng đưa ra nhiều lời khai lý giải cho hành vi của mình để mong hội đồng xét sử xem xét.

Viện kiểm sát đề nghị án chung thân đối với ‘siêu lừa’ Nguyễn Thị Hà Thành
Viện kiểm sát đề nghị án chung thân đối với ‘siêu lừa’ Nguyễn Thị Hà Thành

Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh trên, viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thu Hương (cựu trưởng bộ phận khách hàng phòng giao dịch Đông Đô - VietABank) từ 16 - 18 năm tù, Nguyễn Thanh Tùng (cựu giám đốc Công ty Jeongho Landmark) 15 - 16 năm tù, Quản Trọng Đức (cựu giám đốc chi nhánh Hà Nội, trưởng phòng giao dịch Đông Đô - VietABank) 15 - 17 năm tù…

Cùng với đó, các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 8 tháng đến 18 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng hoặc tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Viện kiểm sát cho rằng hành vi của Nguyễn Thị Hà Thành và nhiều cựu cán bộ các ngân hàng đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Số tiền mà các bị cáo chiếm đoạt gây thất thoát cho ngân hàng đặc biệt lớn. Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành là chủ mưu, cầm đầu, dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng.

Về dân sự, tại Ngân hàng VietABank, viện kiểm sát đề nghị buộc Nguyễn Thị Hà Thành bồi thường cho ngân hàng 249 tỉ đồng và hai bị hại là các khách VIP ngân hàng tổng 14,5 tỉ đồng. VietABank có trách nhiệm trả lại cho các khách hàng đồng sở hữu sổ tiết kiệm, tổng 109 tỉ đồng, kèm lãi suất. Riêng 20 tỉ đồng của ông Đặng Nghĩa Toàn, viện kiểm sát nhận định số tiền này ông Toàn cho Nguyễn Thị Hà Thành vay, tuy nhiên Nguyễn Thị Hà Thành dùng để đảm bảo khoản vay tại VietABank nên cần tiếp tục tạm giữ để giải quyết việc vay mượn của các bên.

Với số tiền Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt của một nữ "đại gia" thường trú tại Lạng Sơn, do người này đang bị cơ quan công an tách vụ án, điều tra trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, vì vậy viện kiểm sát đề nghị không xem xét thiệt hại của nữ "đại gia" trong vụ án này.

Viện kiểm sát yêu cầu VietABank tiếp tục quản lý tài khoản sổ tiết kiệm của nữ đại gia để phục vụ điều tra. Viện kiểm sát cũng áp dụng các đề nghị này với hai ngân hàng còn lại là NCB và PVcomBank. Nguyễn Thị Hà Thành có nghĩa vụ bồi thường 47,5 tỉ đồng cho NCB và 49,4 tỉ đồng cho PVcomBank. Tổng 122 tỉ đồng ông Toàn có tại các sổ tiết kiệm gửi ba ngân hàng đều được viện kiểm sát đề nghị các ngân hàng giữ lại để giải quyết việc vay mượn của các bên.

Đối với gần 70 tỉ đồng Nguyễn Thị Hà Thành góp cùng đồng sở hữu trong các hợp đồng tiền gửi tại VietABank, đề nghị tịch thu để đảm bảo thi hành án.

顶: 63954踩: 4