ĐBQH: Bệnh viện Bạch Mai,ĐBQHBệnhviệnBạchMaiViệtĐứcvôcùngquátảicơsởlạiquotđóngbăsoi kèo trận ac milan Việt Đức vô cùng quá tải, cơ sở 2 lại "đóng băng"
(Dân trí) - Trong khi Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức ở Hà Nội bị quá tải, thì bệnh viện này ở cơ sở 2 lại chậm tiến độ không khai thác được.
Giải quyết ngay để chống lãng phí
Liên quan đến 2 dự án Bệnh viện Bạch Maivà Việt Đức cơ sở 2 chậm tiến độ, gây lãng phí nguồn lực, bức xúc trong xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nêu nghịch lý khi các bệnh viện cơ sở 1 tại Hà Nội quá tải vô cùng.
Người dân đến khám chữa bệnh tại các bệnh việnnày rất đông, có những lúc lên đến 3 người/giường. Theo đại biểu, cảnh quá tải như ở Bệnh viện Bạch Mai nhiều người dân cũng không còn lạ lẫm gì.
"Nhưng cùng là bệnh viện đó nhưng có những nơi không thể khai thác được, vô cùng lãng phí", đại biểu nhấn mạnh.
Mặc dù là những bệnh viện vệ tinh, không phải xây dựng ở thủ đô Hà Nội, nhưng khi xây xong thì đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức chưa sẵn sàng chuyển nơi làm việc.
Theo đại biểu, bởi các y bác sĩ công tác tại 2 bệnh viện này đều có gia đình sinh sống tại Hà Nội. Để có thể đi làm được hàng ngày từ Hà Nội về Hà Nam là điều rất khó khăn.
Ngoài ra, bà Nga cho hay, chúng ta chỉ xây dựng mỗi bệnh viện mà không tính đến các khu nhà ở cho các bác sĩ xuống công tác. Đây là những vấn đề chưa được quan tâm.
Đại biểu nêu thực tế, những cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho bệnh viện vận hành hiệu quả chưa có khiến cho bệnh viện không thể hoàn thiện, đưa vào vận hành.
Bệnh viện thì phải có bác sĩ, trang thiết bị thì mới có bệnh nhân. Vì vậy, bà Nga cho rằng cần tính đến các điều kiện để bác sĩ không những làm việc mà còn lưu trú, đi lại, sinh sống dài ngày mới có thể yên tâm cống hiến.
"Điều quan trọng là chúng ta phải làm ngay, bắt tay vào rà soát ngay, giải quyết ngay để chống lãng phí", đại biểu nhấn mạnh.
Dự án bị "đóng băng" rất phản cảm
Liên quan đến hàng loạt dự án chưa được các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị kịp thời tháo gỡ khó khăn, để tồn đọng, dừng thi công kéo dài được chỉ ra trong Công điện của Thủ tướng Chính phủ mới đây, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho rằng, chỉ đạo này sẽ góp phần giải quyết bài toán lãng phí, mang lại nhiều hiệu quả, lan tỏa đến các lĩnh vực khác.
Theo đại biểu, những dự án bị "đóng băng", trơ trọi trên đường phố rất phản cảm, khiến người dân bức xúc. Nhiều cử tri đều đồng tình cho rằng cần phải giải quyết tình trạng này.
Để giải quyết căn cơ, đại biểu cho rằng cần phải xây dựng các tiêu chí xử lý. Ông Ngân nêu ví dụ cần ưu tiên giải quyết các dự án kể cả công và tư ở Hà Nội, TPHCM; ở mặt tiền cửa ngõ giao lưu quốc tế; hoặc trên các đường giao thông chính.
Theo đại biểu, cần xác định rõ vướng mắc trong phạm vi của ai để xác định trách nhiệm xử lý. Điều quan trọng là phải có kết luận của thanh tra, kiểm toán nhà nước, dựa vào đó mới xử lý được căn cơ.
Ông Ngân cho hay, nếu thẩm quyền của địa phương, thì địa phương phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, dựa vào kết luận đó để xử lý. Nếu vượt quá thẩm quyền thì Trung ương thành lập đoàn kiểm toán, thanh tra, đưa ra kết luận, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra chủ trương xử lý.
Đại biểu đề xuất, đối với các dự án trọng điểm dù đã triển khai, nếu vướng mắc về mặt pháp lý thì cần tạo điều kiện về cơ chế để hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây liên quan đến 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 chậm tiến độ, ông Lê Đức Luận, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, thời gian qua, tổ công tác của Chính phủ và Bộ Y tế cũng đã nhiều lần rà soát hồ sơ và đánh giá một cách toàn diện về các vấn đề pháp lý.
Tổ công tác cũng đã nghiên cứu, xác định các khó khăn chính, cơ bản cần tháo gỡ, trên cơ sở đó đề xuất các phương án giải quyết. Bộ Y tế và tổ công tác cũng đã có nhiều báo cáo và gửi Chính phủ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp các bộ ngành đưa ra phương án khả thi, sớm có thể trình cấp có thẩm quyền có cơ chế để giải quyết những khó khăn, vướng mắc.
"Trên cơ sở đó, các bệnh viện này sẽ tiếp tục xây dựng để đi vào hoạt động", ông Luận nêu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết các bệnh viện này được xây dựng từ năm 2015.
Quá trình thi công, tổ chức thực hiện hợp đồng đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.
Đến năm 2021, 2 bệnh viện này tạm dừng việc thi công và đến nay chưa thể giải quyết được những khó khăn, vướng mắc.
Trước thực tế trên, năm 2023, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 140 thành lập tổ công tác của Chính phủ với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan nhằm rà soát, đề xuất hướng xử lý để dự án được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện phục vụ người dân.
Đến nay, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã hoàn thành trên 90% và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 hoàn thành hơn 60%.