【ket quả nha】Cải tiến biểu giá bán lẻ điện: Đa mục tiêu, nhiều lợi ích

时间:2025-01-10 05:57:06 来源:88Point

Xin ông cho biết lý do Bộ Công Thương đưa ra đề xuất và xin ý kiến về việc thay đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt ở thời điểm này?ảitiếnbiểugiábánlẻđiện Đamụctiêunhiềulợiíket quả nha Mục tiêu biểu giá cải tiến hướng đến là gì, thưa ông?

cai tien bieu gia ban le dien da muc tieu nhieu loi ich
Ảnh minh họa

Thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông, trong các kỳ họp Quốc hội ghi nhận nhiều ý kiến của cử tri các tỉnh, thành phố trên cả nước liên quan đến việc xem xét lại cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu cải tiến rút gọn số bậc thang tính tiền điện cho phù hợp với thực tế sử dụng điện của người tiêu dùng. Ngoài ra, có một số ý kiến đề nghị mức sản lượng bậc 1 lên 100 kWh, phù hợp với nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của người dân.

Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ, cũng đã có nhiều Nghị quyết, văn bản chỉ đạo giao Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi biểu giá bán lẻ điện tiêu dùng phù hợp với thực tế mức tiêu dùng điện của người dân.

Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, ý kiến của nhiều khách hàng và cử tri trên cả nước, trên cơ sở xem xét báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đã đề xuất, xây dựng 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Bộ đang gửi xin ý kiến rộng rãi đến UBND tỉnh, các đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố; các Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội... hiệp hội ngành hàng. Trên cơ sở đó sẽ tổng hợp và hoàn chỉnh phương án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

cai tien bieu gia ban le dien da muc tieu nhieu loi ich
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương)

Mục tiêu cải tiến biểu giá bán lẻ điện để phù hợp với thực tế tiêu dùng điện của người dân, đơn giản trong thực hiện, điều chỉnh lại phụ tải tiêu thụ điện, giảm tác động tới tiền điện khách hàng phải trả tăng cao trong những tháng nắng nóng.

Được biết, Bộ Công Thương đề xuất 5 phương án: 1 bậc, 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc, trong đó phương án 5 bậc có 2 kịch bản. Vậy Bộ đã có nghiên cứu, đánh giá tác động về các phương án đưa ra như thế nào tới khách hàng sử dụng điện sinh hoạt thưa ông?

Trước tiên, để xem xét các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt Bộ Công Thương đã thống kê thực tế sản lượng điện của các khách hàng trong thời gian qua. Theo số liệu cập nhật, có hơn 3,8 triệu khách hàng dùng dưới 50kWh/tháng; khoảng trên 18 triệu hộ, chiếm tỷ lệ 72% khách hàng dùng từ 50 đến 300kWh, tương ứng khoảng 60% tổng sản lượng. Số khách hàng dùng trên 700kWh điện/1 tháng so với lần khảo sát năm 2015 đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 1,7% với sản lượng, chiếm khoảng 13%.

Bộ Công Thương kiến nghị, lựa chọn phương án 5 bậc, kịch bản 1 để áp dụng. Lý do, phương án này có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý, đảm bảo toàn bộ số hộ sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới. Vì vậy tác động khi áp dụng kịch bản này là nhỏ hơn so với kịch bản 2.

Đồng thời, mức chênh lệch giữa bậc thang cuối và bậc thang đầu là phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới, nhằm khuyến khích các hộ có mức sử dụng điện lớn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Mức tác động đến các hộ có mức sử dụng trên 700 kWh của kịch bản 1 so với kịch bản 2 là không lớn và các hộ sử dụng điện dưới 700 kWh có tiền điện phải trả theo kịch bản 1 là thấp hơn.

Trong khi đó, nếu lựa chọn các phương án 1 bậc, 3 bậc hay 4 bậc đều có nhược điểm chung là các khách hàng ở mức thấp đều phải trả nhiều tiền hơn, còn khách hàng sử dụng nhiều điện lại phải trả ít đi. Cụ thể, với phương án 1 bậc , 2 bậc và 3 bậc thì khách hàng sử dụng dưới 300 kWh/tháng, chiếm tỷ lệ 87% khách hàng lại bị thiệt...

Thưa ông, khi đưa ra các phương án biểu giá để xin ý kiến thì các khách hàng đang là hộ nghèo, hộ chính sách hiện được nhà nước hỗ trợ có bị tác động gì không?

Theo quy định của Luật điện lực, Quyết định số 28, các hộ nghèo, chính sách được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền điện. Trên cơ sở đó, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (không thuộc diện hộ nghèo) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30kWh, tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Phương án Bộ Công Thương đang lấy ý kiến thì các hộ nghèo, hộ chính sách (khoảng 1,8 triệu hộ) vẫn được nhà nước hỗ trợ với tổng số trên 1.000 tỷ đồng/năm như hiện nay, không bị thay đổi.

Vậy điều chỉnh cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt có làm tăng giá điện không, thưa ông?

Như tôi đã nói ở trên, việc xây dựng biểu giá cải tiến lần này được Bộ Công Thương xây dựng, đề xuất theo nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, cải tiến biểu giá bán lẻ điện là đảm bảo không thay đổi giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt.

Việc điều chỉnh cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt chỉ thay đổi kết cấu sử dụng điện của từng bậc và giá điện cho từng bậc với mục tiêu đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thuận lợi cho hộ sử dụng điện cũng như thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp; nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện giá bán điện; khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả…

Xin cảm ơn ông!

推荐内容