【giải vđqg chile】Thủ tướng: Cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", loại bỏ các quy định cản trở phát triển

[Thể thao] 时间:2025-01-10 15:46:09 来源:88Point 作者:La liga 点击:10次
Quán triệt,ủtướngCươngquyếtxóabỏcơchếxincholoạibỏcácquyđịnhcảntrởpháttriểgiải vđqg chile triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV
Thủ tướng: Cương quyết xóa bỏ cơ chế 'xin cho', loại bỏ các quy định cản trở phát triển- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh: Nhật Bắc

Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.

Hội nghị do Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan tổ chức, được kết nối trực tuyến toàn quốc tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương.

Hội nghị đã nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo tham luận, phát biểu ý kiến về những nội dung trọng tâm của các luật, nghị quyết và công tác chuẩn bị nguồn lực, triển khai thi hành thời gian tới.

Với 18 luật, 21 nghị quyết được thông qua, Kỳ họp thứ 8 là kỳ họp Quốc hội có số lượng luật được thông qua lớn nhất, chiếm gần 1/3 (18/61 luật) tổng số luật được Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ tới nay.

Tính cả kỳ họp bất thường lần thứ 5 và thứ 7 thì riêng năm 2024, Quốc hội đã thông qua 31 luật, nhiều hơn tổng số luật (30 luật) được ban hành trong 3 năm trước đó - 3 năm đầu của nhiệm kỳ.

Ngay sau Kỳ họp thứ 8, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật, cụ thể là tuyên truyền, phổ biến pháp luật; ban hành kế hoạch; phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết…

Để thi hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có nhiệm vụ ban hành 130 văn bản với 569 nội dung giao quy định chi tiết.

Trong đó, có một số luật mà số lượng điều luật, nội dung giao Chính phủ, các cơ quan quy định vừa nhiều (Luật Địa chất và Khoáng sản - hơn 83 nội dung), vừa khó (như: Luật Dữ liệu), vừa đòi hỏi cao về tiến độ (như Luật sửa đổi một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - có hiệu lực từ 01/12/2024; Luật sửa 9 luật - có hiệu lực từ 01/01/2025; Luật sửa 4 luật - có hiệu lực từ ngày 15/01/2025…), vừa quy định nhiều chính sách mới, đặc thù, các nhiệm vụ, quyền hạn mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cơ quan (Luật Đầu tư công, Luật Điện lực).

Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Phát biểu kết luận, với tinh thần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nội dung chính về: Kết quả đạt được trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong tổ chức triển khai thi hành pháp luật.

Về những kết quả đạt được rất ấn tượng, tích cực và hiệu quả với tinh thần đổi mới tư duy làm luật, bám sát thực tế, giải quyết được những điểm nghẽn, Thủ tướng nêu rõ, thứ nhất, Chính phủ đã xác định công tác xây dựng, hoàn thiện gắn với tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, được tập trung chỉ đạo quyết liệt.

"Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Thể chế là nguồn lực, động lực phát triển; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển. Thể chế phù hợp sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển, ngược lại thể chế không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển. Hoàn thiện thể chế sẽ góp phần đắc lực thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh định hướng tiếp tục đổi mới tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế trên mọi lĩnh vực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững.

Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong những năm tới để đạt được 2 mục tiêu 100 năm.

Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương rà soát, phát hiện các quy định vướng mắc, bất cập, không phù hợp với thực tiễn để kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các đạo luật hiện hành.

Tại Kỳ họp thứ 8, ngoài 9 luật đã được Chính phủ trình Quốc hội theo quy trình 2 kỳ họp, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình 7 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết quan trọng, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 01 kỳ họp.

Đây là những văn bản quan trọng, quy định nhiều chính sách mới, đột phá, có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống KTXH, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc, những "điểm nghẽn" về thể chế, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển.

Đặc biệt, việc thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung 4 luật trong lĩnh vực đầu tư; Luật sửa đổi, bổ sung 9 luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Dữ liệu... đã hiện thực hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, triệt để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cho người dân và doanh nghiệp, kịp thời giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực cho sự phát triển bứt phá của đất nước.

Chính phủ đã chủ động tăng cường chất lượng xây dựng pháp luật, đã tổ chức 11 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, cho ý kiến đối với 54 đề nghị xây dựng luật, dự án luật, pháp lệnh.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, cơ chế phối hợp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Trong quá trình chỉ đạo, xây dựng các dự án luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chủ động, kịp thời báo cáo, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền về các vấn đề phát sinh, vấn đề lớn, quan trọng trong các dự án luật.

Thứ hai, công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Ban cán sự Đảng Chính phủ đã làm việc từ sớm với Đảng đoàn Quốc hội để thống nhất nội dung Kỳ họp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chủ động phối hợp ngay từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, trình, thẩm tra các dự án luật, dự thảo nghị quyết nhằm tạo sự đồng thuận cao, thuận lợi cho công tác triển khai thi hành.

Ngay sau Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành rà soát, xác định rõ các nội dung được luật, nghị quyết giao quy định chi tiết; phân công cơ quan chủ trì, phối hợp soạn thảo và thời hạn trình, ban hành.

Thứ ba, để khắc phục tình trạng "tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu,… làm cho pháp luật, nghị quyết chậm được thực hiện và hiệu quả thấp", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực (về con người, tài chính, cơ sở vật chất) cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất cho đội ngũ làm công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết để sớm đưa các quy định của luật, nghị quyết vào cuộc sống (tích cực khắc phục tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết).

Đổi mới mạnh mẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông chính sách, giúp người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt nội dung các chính sách lớn; tạo thuận lợi cho việc đóng góp ý kiến; các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng cũng đã tích cực vào cuộc, góp phần lan tỏa các chính sách đến với người dân, doanh nghiệp. Luôn lắng nghe, phản hồi các ý kiến giám sát, phản biện, góp ý của cử tri, đồng bào, những nhà khoa học, người làm luật, những nhà hoạt động thực tiễn.

"Với kết quả tích cực bước đầu trong công tác triển khai thi hành luật, nghị quyết, Chính phủ trân trọng cảm ơn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, sự tham gia tích cực, đóng góp của người dân và doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào những thành công này", Thủ tướng phát biểu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật chưa đồng bộ.

Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức nhà nước trong thi hành pháp luật còn hạn chế. Tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành chưa được xử lý triệt để.

Việc tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật có nơi, có lúc còn hình thức.

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành chưa có nhiều đột phá. Nguồn lực, điều kiện làm việc, trang thiết bị cho công tác tổ chức thi hành pháp luật còn hạn chế, có nơi, có lúc chưa được quan tâm đầu tư thích đáng.

Phân tích các nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, Thủ tướng cho rằng một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhận thức chưa đúng tầm về công tác xây dựng và thực thi pháp luật, đầu tư chưa tương xứng cho công tác này, chưa kịp thời, cầu thị lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu các khó khăn, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn, tháo gỡ, giải quyết một cách thực chất, hiệu quả…

Thủ tướng nhấn mạnh các bài học kinh nghiệm: Kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là những vấn đề mới, khó, nhạy cảm; thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng công tác truyền thông chính sách và tham vấn, lắng nghe các ý kiến.

Thủ tướng: Cương quyết xóa bỏ cơ chế 'xin cho', loại bỏ các quy định cản trở phát triển- Ảnh 9.
Thủ tướng nhấn mạnh 8 nhiệm vụ trọng tâm tại Hội nghị - Ảnh: Nhật Bắc

Phát huy hơn nữa tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, khối lượng công việc cần thực hiện là rất lớn, việc triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đòi hỏi sự tập trung, nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các bộ, ngành, địa phương.

Nhấn mạnh 8 nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu trước hết cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng được đề ra tại Văn kiện Đại hội XIII, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Quy định số 178 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Thứ hai, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về triển khai đối với từng luật, nghị quyết được thông qua; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Kế hoạch triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ ba, tuân thủ nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình ban hành văn bản quy định chi tiết, khẩn trương xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 để kịp thời có hiệu lực cùng với luật, nghị quyết.

Đặc biệt lưu ý các luật, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/12/2024, 01/01/2025, 15/01/2025, 01/02/2025 và 01/4/2025 để tránh tạo khoảng trống pháp lý, bảo đảm việc thi hành luật được thông suốt, thống nhất, bao trùm, toàn diện.

Thứ tư, tăng cường công tác quán triệt, phổ biến, giới thiệu các chính sách, nội dung của luật, nghị quyết và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiểu đúng, đầy đủ các quy định, từ đó tự giác chấp hành và giám sát, phản biện, phản ánh các vướng mắc.

Thứ năm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tăng cường giám sát, kiểm tra phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thi hành pháp luật; khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ sáu, chủ động rà soát, xử lý kịp thời các vướng mắc, bất cập phát sinh, nhất là các bất cập liên quan đến thủ tục hành chính. Cần gắn kết chặt chẽ việc rà soát, xử lý vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ những quy định không phù hợp, không cần thiết, gây phiền hà, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển, làm chậm lại tiến trình đổi mới.

Thứ bảy, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chủ động vào cuộc, sớm ban hành Kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết trên địa bàn; tập trung rà soát, nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện cần thiết và tổ chức thực hiện các thẩm quyền, nhiệm vụ được giao, nhất là những nhiệm vụ mới được bổ sung trong các luật, nghị quyết, cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù được áp dụng tại địa phương. Chủ động xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành luật, nghị quyết.

Thứ tám, quan tâm bố trí hợp lý các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, biên chế và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện luật, nghị quyết một cách hiệu quả, tiết kiệm; có phương án tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả gắn với nhiệm vụ xây dựng và thi hành pháp luật.

Trong triển khai 8 nhiệm vụ này, Thủ tướng nhấn mạnh 3 vấn đề quan trọng: (1) Cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; (2) cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", không tạo ra hệ sinh thái "xin-cho"; (3) cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, tạo tham nhũng vặt.

Đồng thời, để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong tổ chức triển khai thi hành pháp luật, với quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc; phát huy tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe", Thủ tướng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Chính phủ, bộ, ngành ngay từ giai đoạn đầu trong công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khả thi của các quy định trong các dự án luật, nghị quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành sau khi được thông qua.

Tăng cường hoạt động giám sát trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những nội dung trái pháp luật, những vi phạm để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh, hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục tích cực tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chủ động tham gia phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp; vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện luật, nghị quyết.

Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Phản ánh kịp thời, chính xác tâm tư, nguyện vọng và các vướng mắc trong xây dựng, thực thi pháp luật.

Thủ tướng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan của Chính phủ trong thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; tổ chức triển khai thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được áp dụng nghiêm minh, đúng quy định. Lồng ghép việc phổ biến pháp luật thông qua hoạt động truy tố, xét xử và thi hành án, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân.

Với các địa phương, các cơ quan liên quan, Thủ tướng đề nghị bám sát thực tiễn, chủ động, tích cực đề xuất xây dựng chính sách, pháp luật, đặc biệt là tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc trong thực thi pháp luật để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Với doanh nghiệp và người dân, các chuyên gia, nhà khoa học, luật sư, nhà hoạt động thực tiễn, Thủ tướng mong tiếp tục nhận được các đề xuất xác đáng từ thực tiễn, những ý kiến tâm huyết, góp ý thẳng thắn, kịp thời, hợp lý.

Với tinh thần thượng tôn pháp luật, với mục tiêu đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật theo Nghị quyết số 27 của Trung ương, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng công tác triển khai thi hành pháp luật ngày càng chuyên nghiệp, bài bản, hiệu lực, hiệu quả.

"Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi; chúng ta hãy cùng nhau sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống, đáp ứng được kỳ vọng của cử tri và nhân dân, góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng của dân tộc ta", Thủ tướng nhấn mạnh./.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接