| Chuyến đi của gia đình anh Hoàng xuất phát vào cuối tháng 5 năm nay và kéo dài 12 ngày. Ảnh: NVCC |
Điều đặc biệt trong chuyến đi này là vợ anh đang mang bầu 3 tháng,ÔngbốđưavợbầuconnhỏđiphượtkmtừHàNộivàoHộrapid wien đấu với rb salzburg hay ốm nghén, còn cô con gái mới được 2 tuổi. Trước đó, bố mẹ anh can ngăn, không muốn các con đi vì lo con dâu đang mang bầu, đi dài ngày sẽ mệt. Cuối cùng, cả nhà thống nhất với nhau là đợi đến mốc vợ anh bầu 3 tháng, nếu bác sĩ thấy ổn, đồng ý cho đi thì mới đi. “Lúc đầu mình rủ thêm gia đình 1-2 người bạn đi chung cho vui, ai cũng hưởng ứng nhưng cuối cùng thì không tìm ra được khoảng thời gian nào phù hợp cho tất cả các nhà nên mỗi nhà lại tự thực hiện chuyến đi riêng”. Lộ trình của cả gia đình xuất phát từ Hà Nội và quay đầu ở Hội An (Quảng Nam) bằng ô tô. Tất cả các điểm đến của chuyến đi này, anh Hoàng và vợ đều đã từng đến ít nhất một lần, nên anh không cần phải tìm hiểu nhiều. Thứ duy nhất anh cần tìm hiểu thêm là thông tin chỗ ở, cộng với việc tính toán quãng đường sao cho thời gian di chuyển hợp lý. Vì lần đầu cho con nhỏ và vợ bầu đi đường dài nên anh phải chia nhỏ quãng đường, không dám chạy cố. Vợ chồng anh cũng xác định, nếu con không hợp tác, quấy khóc thì sẽ chấp nhận quay về Hà Nội. | Cốp xe không còn chỗ trống vì phải mang nhiều đồ cho bà bầu, trẻ nhỏ. Ảnh: NVCC |
Về khâu chuẩn bị, vì có con nhỏ nên vợ chồng anh “khiêng cả nhà lên xe”, từ đồ ăn uống, đồ chơi, xe đẩy, thùng đá, máy ảnh cho đến cái bô, đến mức chiếc xe không còn dư một chỗ trống nào. Anh Hoàng chia sẻ một số kinh nghiệm đi đường: “Khu vực từ Ninh Bình vào đến Nghệ An có nhiều xe to, dân hay băng qua đường quốc lộ nên tài xế cần lưu ý hơn. Còn sau đó, đoạn đường từ Vinh vào Hội An rất đẹp, đặc biệt là đèo Hải Vân”. Vì đi cùng con nhỏ và vợ bầu nên anh Hoàng chia ra nhiều chặng ngắn: Hà Nội – Sầm Sơn – Đồng Hới – Đà Nẵng – Hội An – Huế - Vinh – Hà Nội, với tiêu chí là không chặng nào phải ngồi xe quá 7 tiếng, mà vẫn thoải mái rẽ ngang dọc trên đường đi. Trước khi đi, vợ chồng anh cũng khá lo chuyện con quấy phải quay về nên anh chỉ nghiên cứu trước nơi ở, chứ không đặt phòng trước, quyết định dừng ở đâu thì gần tới nơi mới đặt chỗ. “Có một lưu ý nhỏ là bố mẹ nhớ mang theo giấy khai sinh của con, vì có khá nhiều khách sạn mình ở đòi giấy tờ này. Trước khi đi, mình không nghĩ đến điều này, chỉ nghĩ là cầm theo để lỡ gặp phải tình huống gì cần bay ra gấp thì có thôi” – ông bố sinh năm 1993 chia sẻ. | Hai bố con chơi ở bãi biển Đà Nẵng. Ảnh: NVCC |
Chuyến đi này, gia đình anh chọn Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam là điểm dừng chính. Sầm Sơn (Thanh Hóa), Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An) là điểm dừng phụ, chỉ dừng ngủ một đêm, ăn uống chút đặc sản, chứ không chơi nhiều. Lịch trình cũng được anh tính toán trước, để thời gian thoải mái nhất có thể, không phải đi vội vàng. Ông bố trẻ cũng chia sẻ, rất may là bé gái 2 tuổi thích nghi tốt, nghe lời và hợp tác trong suốt chuyến đi. Trong khi di chuyển, bé ngồi ngoan ở ghế dành cho em bé, việc ăn uống, sinh hoạt cũng theo lịch của người lớn. “Nên đi chuyến này mình thấy rất nhàn, chứ không bất tiện như nhiều người nghĩ”. Sau khi hoàn thành chuyến đi, ông bố 27 tuổi nhận thấy việc cho trẻ con đi chơi xa dài ngày không phải là chuyện quá khó. “Mình thấy nhiều nhà bị áp lực vì khi đi chơi sẽ thay đổi lịch sinh hoạt của con, sợ con không thích nghi được”. “Quan điểm của nhà mình thoải mái hơn: con còn muốn chơi nghĩa là còn năng lượng, đói chắc chắn sẽ đòi ăn và mệt sẽ đi ngủ. Con ăn thì không bắt buộc phải là ăn cơm hay ngủ là phải về phòng khách sạn nằm. Nhiều khi đến bữa chưa kiếm được quán ăn hay chưa muốn dừng xe mình sẽ cho con ăn tạm. Con chơi cả ngày mệt mà ngủ sớm nhưng bố mẹ vẫn muốn đi chơi tiếp thì sẽ cho con ngủ trên xe hoặc xe đẩy. Nói chung, mọi người đều phải phối hợp với nhau để tất cả cùng được vui. Như thế, bố mẹ mới có động lực để cho con đi chơi, còn con thì cứ được đi chơi là thích rồi”. | Cả nhà chụp ảnh ở Bà Nà Hills, Đà Nẵng. Ảnh: NVCC |
Ngoài ra, để có một chuyến đi thành công, theo anh, yếu tố đầu tiên là an toàn. Vì vậy, cả gia đình luôn thắt dây an toàn với mọi thành viên, và trẻ con phải có ghế ngồi ô tô riêng. “Thực tế, khi di chuyển đường dài, chúng ta dù có cẩn thận đến mấy vẫn có thể sẽ gặp những tình huống bị động, bắt buộc phải xử lý ở tốc độ cao. Nếu mọi thành viên trên xe đều đã thắt dây an toàn thì người lái xe sẽ ít bị lấn cấn, xử lý tình huống quyết đoán hơn”. Về chi phí chuyến đi, anh Hoàng cho rằng sẽ không có mức chi phí chuẩn bởi vì tuỳ theo nhu cầu, sở thích ăn ở khác nhau của mỗi gia đình. Nhưng theo anh, chi phí tối thiểu cho chuyến đi tương tự là khoảng 15 triệu đồng. “Bởi vì mọi thứ đẹp nhất đều nằm ở trên đường và hoàn toàn miễn phí nên mọi người cứ yên tâm đi là sẽ được” - anh nói. Gia đình Hà Nội đi xuyên Việt 30 ngày, chi tiêu 80 triệu đồngVợ chồng chị Thuý An mang theo 2 cậu con trai trong chuyến đi xuyên Việt đáng nhớ này. |