当前位置:首页 > Cúp C2

【kqbd ngày hôm qua】Phải chuyển quyết tâm thành hành động thực tế

Ngày làm việc thứ ba Hội nghị lần 3 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Khai mạc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
10 nhiệm vụ chủ yếu của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái
GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái

Theo ông, các chính sách về phát triển kinh tế tại Nghị quyết của Đại hội XIII đã cho thấy tính đúng đắn và kịp thời như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành như hiện nay?

Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu ra các mục tiêu với 5 quan điểm chỉ đạo, 12 định hướng, 6 nhiệm vụ và 3 đột phá chiến lược với tầm nhìn dài hạn 5-10-25 năm, dựa trên thành quả của 35 năm đổi mới, khi Việt Nam đã có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế lớn chưa từng có. Trong 12 định hướng của Chiến lược 2021-2030, Nghị quyết đã nêu rõ định hướng đầu tiên là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Nghị quyết cũng nêu rõ: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh…”.

Do đó, khi đứng trước các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, môi trường quốc tế, những nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có những hành động rất kịp thời và phù hợp. Tiêu biểu nhất là khi đưa ra chiến lược vắc xin, các đồng chí lãnh đạo cao nhất đất nước cùng ngành ngoại giao đã “xung trận” tìm kiến nguồn cung vắc xin đa dạng, thực hiện nhanh chóng chiến lược tiêm chủng an toàn cho toàn dân, phấn đấu sớm đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng, từ đó thực hiện tốt “mục tiêu kép”, phòng chống dịch và phát triển kinh tế một cách linh hoạt, chủ động phòng ngừa rủi ro từ xa, từ sớm… nên đã được công đồng quốc tế đánh giá cao.

Nghị quyết cũng đã nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, ông nhận xét như thế nào về khả năng ứng dụng và thay đổi của các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết đề ra?

Về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, Nghị quyết Đại hội XIII có nêu định hướng: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế”. Như chúng ta đều thấy, ngay trong đại dịch, nhiều ứng dụng kinh tế số đã được mở ra trong cung ứng hàng hóa, phát triển nông nghiệp, công nghiệp… giúp gắn kết với thị trường trong và ngoài nước…

Tuy nhiên, khi đánh giá triển vọng của kinh tế số nói chung với đất nước và các doanh nghiệp cần phân biệt ba tầng nấc của kinh tế số. Kinh tế số nghĩa hẹp chỉ liên quan đến công nghệ thông tin và viễn thông ICT, gồm cả sản xuất và dịch vụ… Kinh tế số mở rộng là bao quát cả lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông… Kinh tế số theo nghĩa rộng nhất là cuộc cách mạng toàn dân tham gia dưới nhiều hình thức khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số, từ đó giúp Việt Nam số hóa nền kinh tế rất nhanh.

Vì thế, theo một số thống kê, kinh tế số tại Việt Nam hiện chỉ chiếm vài tỷ USD đến 10 tỷ USD, hy vọng đến năm 2025 có thể đạt 50 tỷ USD. Nhưng quy mô nền kinh tế với phạm vi tính toán cũng được mở rộng cũng làm cho GDP tăng tiến rất nhanh. Do vậy, để kinh tế số phát triển đạt tỷ lệ 10-20% GDP theo Nghị quyết là nhiệm vụ cực lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cách tiến hành bài bản và đột phá. Trong nhiệm vụ này, các cơ quan quản lý Nhà nước phải chủ động tiến hành cải cách hành chính, thực hiện Nhà nước phục vụ. Những phương thức B2B (quan hệ doanh nghiệp với nhau), B2C (quan hệ doanh nghiệp với người tiêu dùng), B2G (quan hệ doanh nghiệp với cơ quan công quyền) cần được mở rộng mạnh mẽ…

Chính phủ đã có Nghị quyết, Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cùng nhiều đơn vị khác cũng đã xây dựng chương trình hành động thực hiện theo Nghị quyết Đại hội XIII, ông nhận xét như thế nào về các chương trình hành động này?

Chương trình hành động của Chính phủ thể hiện rõ những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để cụ thể hóa quan điểm, đường lối, định hướng và nội dung liên quan của Nghị quyết Đại hội XIII thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với tình hình trong nước, quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời gian tới. Đây là căn cứ quan trọng để các bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ ở Trung ương và chính quyền địa phương các cấp cụ thể hóa xây dựng chương trình hành động của từng đơn vị.

Tuy nhiên, các cơ quan này phải tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII.

Mọi người đều biết, từ quyết tâm của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ hay chương trình hành động của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp vẫn là các kế hoạch. Vấn đề là tổ chức thực hiện các kế hoạch này, làm cho kế hoạch trở thành hành động hàng ngày của toàn dân, của các thành phần kinh tế. Khi đó, ý Đảng, lòng dân mới thành một thể thống nhất. Vai trò của các đoàn thể quần chúng, trong đó có Mặt trận Tổ quốc là rất quan trọng… Cùng với đó, lãnh đạo các doanh nghiệp cũng phải hiểu và nắm bắt được các chương trình hành động để đề ra chiến lược sản xuất – kinh doanh phù hợp, lâu dài.

Xin cảm ơn ông!

分享到: