Sáng 26/6,Đềnghịcócơquanphêduyệthoasenlàquốchoaáodàilàdisảnvănhówap.bongdaso.vn Quốc hội thảo luận dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu, điều 7 dự thảo luật quy định ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu đã được đưa vào danh sách của UNESCO. Việt Nam có nhiều di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận như múa rối nước, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, hát Xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, dân ca ví dặm, nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật xòe Thái... Đại biểu đề nghị có quy định cụ thể về việc ưu tiên bố trí ngân sách để làm căn cứ tạo điều kiện cho hoạt động của các loại hình nghệ thuật trên. Ông Cảnh cho rằng, với hơn 700 đơn vị hành chính cấp huyện, Nhà nước có thể đặt hàng để các đoàn luân phiên biểu diễn hàng năm, mỗi loại hình phù hợp với từng vùng miền. Quy định này sẽ duy trì và tạo thêm nguồn thu để các đoàn hoạt động, bảo vệ và phát huy di sản, đưa các di sản văn hóa đến gần hơn với người dân. Với vấn đề quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho biết, từ năm 2011, Bộ VHTT&DL tổ chức bầu chọn quốc hoa và tỷ lệ chọn hoa sen đạt 81%. Khi người dân và các cơ quan được giao xây dựng đề án đang mong chờ lễ công bố quốc hoa thì có ý kiến là không có cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt. Vấn đề này mới đây cũng được Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trả lời tại phiên chất vấn. Ông Cảnh viện dẫn thực tế áo dài đang được đề nghị tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể thế giới nhưng trong nước chưa công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Vì vậy, ông đề nghị Bộ VHTT&DL có quy định trong dự thảo Luật Di sản quy định cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt áo dài là di sản văn hóa quốc gia, trước khi trình lên di sản thế giới. Tránh trường hợp các chuyên gia tranh luận chọn áo tứ thân hay ngũ thân, giao lĩnh hay viên lĩnh, truyền thống hay cách tân, bởi "cứ bàn mãi mà không giải quyết được". Trong khi đó, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) nhấn mạnh, mỗi quốc gia đều xây dựng cho riêng mình một thương hiệu, thương hiệu là hình ảnh, dấu ấn của quốc gia đó được cộng đồng trong và ngoài nước ghi nhận - còn gọi là sức mạnh mềm. Khi sức mạnh mềm càng được lan tỏa thì càng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm 2 loại hình tiếng nói, chữ viết của các dân tộc và ngữ văn dân gian vào loại hình văn hóa phi vật thể (hiện có 6 loại hình). Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tiếng nói, chữ viết. Đồng bào dân tộc thiểu số vẫn bảo tồn tốt tiếng nói, chữ viết dân tộc mình. Bà Tô Ái Vang dẫn chứng việc bảo tồn của dân tộc Khmer, Hoa, Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ.... Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ lo ngại khi tiếng nói, chữ viết của các dân tộc vẫn có nguy cơ mai một, biến mất hoặc biến dạng trong tiến trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế. Nói về quảng bá hình ảnh di sản văn hóa, đại biểu Tô Ái Vang nêu Giải thưởng mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu được UNESCO vinh danh là thành viên với 294 TP của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam có 5 TP là thành viên gồm TP.HCM, TP Cao Lãnh, TP Sa Đéc, TP Vinh và TP Sơn La. Về Giải thưởng Mạng lưới các thành phố sáng tạo được UNESCO vinh danh là thành viên với 350 TP từ hơn 100 quốc gia. Trong số 10 TP ở Đông Nam Á là thành viên thì Việt Nam có 3 TP gồm TP Hà Nội là TP sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế, TP Hội An là TP sáng tạo trong lĩnh vực thủ công về nghệ thuật dân gian, TP Đà Lạt là TP sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc. Đại biểu Tô Ái Vang kiến nghị Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để khuyến khích cho những nỗ lực vượt bậc của các TP đã được vinh danh. Đặc biệt, việc xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích người học, theo bà Tô Ái Vang, được xem là cơ sở rất quan trọng để xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Chưa có quốc hoa, quốc phục vì không biết ai công nhậnTheo Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng, đến nay chưa có quốc hoa, quốc phục vì đề xuất của Bộ chưa có cơ quan có thẩm quyền công nhận. |