【soi kèo thơm】Trượt nguyện vọng 1, thí sinh lưu ý gì khi xét tuyển nguyện vọng 2?
Nếu thí sinh trượt nguyện vọng 1 vẫn còn nhiều cơ hội được xét tuyển vào các ngành/trường mà mình yêu thích ở các đợt xét tuyển sau.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH không được tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu đã công bố để một mặt đảm bảo chất lượng đào tạo và mặt khác không gây khó khăn về nguồn tuyển đối với các trường khác.
Các trường tự chủ lựa chọn phương án xét tuyển thì phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành trong đó có quy định không được tuyển vượt chỉ tiêu.
Ngoài ra,ượtnguyệnvọngthsinhlưugkhixttuyểnnguyệnvọsoi kèo thơm thí sinh chưa trúng tuyển vẫn còn nhiều cơ hội được xét tuyển vào các ngành/trường mà mình yêu thích. Đó là thông tin do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trả lời báo chí về việc xét tuyển vào ĐH.
PV:Bộ GD-ĐT có lưu ý gì đối với các trường và thí sinh trong các đợt xét tuyển bổ sung sắp tới, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đối với thí sinh đã trúng tuyển vào ĐH đợt 1 phải nhanh chóng nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường mình quyết định nhập học. Thời hạn cuối nộp giấy này là hết ngày 19/8. Sau thời hạn trên, thí sinh nào không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi thì xem như không chấp nhận vào học tại trường và nhà trường sẽ gọi thí sinh bổ sung. Ngay cả khi thí sinh trúng tuyển vào một trường cũng phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi để khẳng định nhập học. Thí sinh có thể nộp qua đường bưu điện bằng thư phát chuyển nhanh hay nộp theo phương thức khác do trường quy định.
Đối với những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 (hay thí sinh trúng tuyển nhưng không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường), các em cần theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung trên các trang thông tin điện tử của các trường.
Sau ngày 19/8 các trường thống kê số lượng thí sinh chính thức nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung vào các ngành cũng như điều kiện nhận đăng ký xét tuyển. Do có thí sinh ảo nên nhiều ngành tuy có số lượng thí sinh đăng ký nhiều trong đợt 1 vẫn có thể tuyển chưa đủ chỉ tiêu. Do vậy thí sinh chưa trúng tuyển vẫn còn nhiều cơ hội được xét tuyển vào các ngành/trường mà mình yêu thích.
Đối với các trường, Bộ yêu cầu công khai, minh bạch thông tin xét tuyển, thực hiện nghiêm quy chế và hướng dẫn công tác tuyển sinh, đảm bảo đúng thời gian và lịch trình các đợt xét tuyển, không được đặt ra bất kỳ một quy định ngoại lệ nào gây khó cho thí sinh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga
PV:Thưa Thứ trưởng, trong đợt xét tuyển ĐH đợt 1 đã cho thấy, các trường vẫn có khó khăn trong việc tiên lượng được số thí sinh ảo để xác định điểm chuẩn phù hợp. Bộ có xử lý các trường hợp tuyển vượt chỉ tiêu?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh thì các trường phải chấp nhận tình trạng thí sinh ảo. Không phải ở nước ta mà ở các nước phát triển, các trường cũng phải chấp nhận thực trạng này trong tuyển sinh.
Thống kê tại thời điểm chốt cơ sở dữ liệu để các trường tải dữ liệu về xét tuyển cho thấy đã có 396.496 thí sinh đăng ký vào 602.747 lượt trường. Như vậy, có khoảng 75% thí sinh đăng ký xét tuyển cùng lúc vào hai trường trong đợt 1. Thí sinh ảo là tất yếu.
Trong cơ sở dữ liệu các trường tải về để xét tuyển, Bộ đã cung cấp thông tin về tất cả các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký trong cùng đợt để tham khảo, phán đoán và lọc ảo. Trong qui chế cũng đã bổ sung nhiều qui định hỗ trợ các trường khắc phục thí sinh ảo như đã nói ở trên.
Bộ cũng đã khuyến khích các trường thống nhất với nhau tổ chức xét tuyển chung trong cả nước hay tham gia các nhóm xét tuyển ở các vùng miền để khắc phục hay giảm thiểu ảnh hưởng của thí sinh ảo, nhưng nhiều trường còn do dự về việc này.
Bộ đã yêu cầu các trường không được tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu đã công bố để một mặt đảm bảo chất lượng đào tạo và mặt khác không gây khó khăn về nguồn tuyển đối với các trường khác. Các trường tự chủ lựa chọn phương án xét tuyển thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành trong đó có quy định không được tuyển vượt chỉ tiêu.
PV:Thưa Thứ trưởng, sau đợt đầu tuyển sinh có thể nói được dư luận đồng tình ủng hộ, nhìn lại toàn bộ Kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH năm 2016, Thứ trưởng có nhận định gì?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đến thời điểm này có thể nói, chúng ta đã có một kỳ thi THPT Quốc gia, tuyển sinh ĐH 2016 thực sự khoa học và thành công. Chúng ta đã tổ chức rất tốt kỳ thi ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, tiếp theo đó chúng ta công bố kết quả thông suốt, công tác xét tuyển diễn ra nhẹ nhàng, không gây áp lực đối với thí sinh và xã hội, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà trường, thí sinh giữ quyền quyết định việc nhập học của mình.
Thành công đó có được là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tinh thần đổi mới của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng như sự đồng tình ủng hộ của các địa phương, các bộ, ngành, các cơ quan truyền thông và của toàn xã hội. Thành công này cũng thể hiện rõ sự cầu thị, lắng nghe ý kiến dư luận và quyết tâm của ngành giáo dục trong thực hiện đổi mới.
PV:Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!/.
Theo Bích Lan/VOV.VN
相关推荐
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- HĐND huyện Bù Đốp thông qua 10 nghị quyết
- BNI Bombo chúc mừng BPTV nhân ngày 21
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
- Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- Lan tỏa, quảng bá sự kiện qua sóng phát thanh
- Lễ thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ
- Số vụ vi phạm về lĩnh vực kinh tế giảm mạnh