Nhiều ngân hàng thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động,ấnđấugiảmlãisuấtvaychokháchhàngbịảnhhưởngdịsoi kèo fulham vs tottenham giảm lãi suất huy động đầu vào để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Đó là những yêu cầu vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra với các ngân hàng thương mại ngày 31/3.
Các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt
Trong công điện ngày 31/3 về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, NHNN đã yêu cầu các đơn vị tại NHNN Trung ương chuẩn bị các phương án hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo thanh khoản thị trường, cho vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng (TCTD) để thực hiện các chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu dưới các hình thức tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam); cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định.
Đối với các TCTD, NHNN yêu cầu chủ động xây dựng các kịch bản kinh doanh chi tiết (bao gồm các kế hoạch kinh doanh dự phòng theo diễn biến của dịch bệnh) nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, không để gián đoạn trong mọi tình huống.
Các ngân hàng phải khẩn trương ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của NHNN về việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch. “NHNN sẽ xử lý nghiêm những đơn vị, cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy định trong quá trình thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng” - công điện của NHNN nêu rõ.
Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng; kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông; trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Cùng ngày ban hành công điện, tại cuộc họp trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai nhiều nội dung công việc. Một trong số đó là yêu cầu triển khai các biện pháp như cơ cấu lại khoản nợ, hoãn, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất khoản vay cũ và cả khoản vay mới, khuyến khích giảm mạnh, giảm sâu hơn nữa đối với những đối tượng, loại hình doanh nghiệp khó khăn. Các ngân hàng phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra với mức giảm khoảng 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước dịch.
Dự báo nền kinh tế năm nay có nhiều khó khăn và các ngân hàng theo đó cũng khó khăn, do đó cần thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động, giảm lãi suất huy động đầu vào sao cho hợp lý; cùng đồng thuận để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận, chính sách tiền lương, thu nhập cho phù hợp.
Xây dựng kịch bản xử lý nợ xấu năm 2020
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến thời điểm 20/3/2020, huy động và tín dụng tăng trưởng lần lượt là 0,51% và 0,68%, giảm mạnh so với mức 1,72% và 1,9% của cùng kỳ năm 2019. NHNN đánh giá sơ bộ có 926 nghìn tỷ đồng dư nợ của 23 ngân hàng thương mại có khả năng quá hạn do ảnh hưởng của dịch bệnh, chiếm 11% tổng dư nợ. Mặc dù hầu hết các ngân hàng thương mại đã giảm lãi vay từ 1 đến 1,5% nhưng giải ngân mới vẫn rất hạn chế.
Theo các chuyên gia của Công ty CP chứng khoán SSI, các biện pháp cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí với các hợp đồng vay vốn hiện có sẽ có tác động thiết thực hơn và cần tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, các ngân hàng thương mại đã miễn giảm lãi cho 8.000 khách hàng với trên 350 tỷ đồng; đang xem xét miễn giảm lãi vay với 180.000 tỷ đồng dư nợ hiện tại và 24.000 tỷ đồng hồ sơ vay mới.
Trong bối cảnh đầu ra tín dụng hạn chế, thu nhập lãi của các ngân hàng cũng chịu áp lực giảm mạnh. Lãi suất huy động tiền gửi tiếp tục giảm 0,2% - 0,3% tại nhiều ngân hàng. Mức lãi suất hiện phổ biến trong khoảng 4,1 – 4,75%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,1 – 6,8% với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng và 6,3 – 7,2%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 động xấu đến kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng, được biết NHNN đã có dự kiến cho các kịch bản kiểm soát tỷ lệ nợ xấu năm 2020; đồng thời, xây dựng kế hoạch làm việc với một số TCTD để chỉ đạo triển khai công tác xử lý nợ xấu, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020, trong đó, xem xét đánh giá cả tác động của dịch Covid-19 đối với việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. “NHNN sẽ xử lý nghiêm những đơn vị, cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy định trong quá trình thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng” - công điện của NHNN nêu rõ. |
H.Y |