【bảng tỷ lệ cá cược bóng đá】Bộ Tài chính đã cắt giảm được khoảng 2.800 đầu mối
Năm 2013,ộTàichínhđãcắtgiảmđượckhoảngđầumốbảng tỷ lệ cá cược bóng đá Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) đã ra Kết luận số 64-KL/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Sau đó, năm 2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Xin ông cho biết kết quả thực hiện các chủ trương này của Bộ Tài chính thời gian qua?
- Bộ Tài chính được tổ chức theo mô hình bộ đa ngành, đa lĩnh vực với cơ cấu tổ chức gồm: 20 vụ, cục và tương đương thuộc khối cơ quan bộ, 5 tổng cục (trong đó có 4/5 tổng cục được tổ chức theo hệ thống dọc), 9 đơn vị sự nghiệp; 183 cục ở cấp tỉnh, 1.541 phòng thuộc cục; 1.671 chi cục ở cấp huyện và 5.640 tổ/đội thuộc chi cục.
Ngay khi Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở được ban hành, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện một số giải pháp đổi mới, sắp xếp bộ máy của Bộ Tài chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Từ năm 2013 đến cuối năm 2017, Bộ Tài chính đã cắt giảm được khoảng 2.800 đầu mối các đơn vị từ cấp Trung ương đến cấp tổ (đội) tại địa phương.
Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính tập trung tinh gọn bộ máy cấp phòng thuộc Kho bạc Nhà nước (KBNN) cấp tỉnh và cấp tổ (đội) của KBNN cấp huyện trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy kế toán nội bộ phân tán sang mô hình tổ chức bộ máy kế toán nội bộ tập trung; Cải tiến quy trình nghiệp vụ nhằm thống nhất đầu mối kiểm soát chi của hệ thống KBNN. Cụ thể: KBNN cắt giảm hơn 2.000 đầu mối đơn vị (cấp phòng và cấp tổ, đội tại cục và chi cục địa phương).
Tổng cục Thuế cắt giảm khoảng 700 đầu mối (cấp tổ, đội thuộc chi cục).
Tổng cục Hải quan giảm được 13 đầu mối cấp phòng thuộc vụ, giảm 37 phòng và tương đương thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố...
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm được 293 đầu mối, trong đó cấp tổ (đội) tại địa phương cắt giảm được 246 đầu mối; cấp chi cục và tương đương cắt giảm được 44 đầu mối (43 phòng giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh, 1 chi cục hải quan thuộc cục hải quan tỉnh), cấp phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc bộ cắt giảm 3 đầu mối.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 phê duyệt kế hoạch sắp xếp, sáp nhập chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đảm bảo đến cuối năm 2020, hệ thống thuế giảm tối thiểu 50% chi cục thuế so với hiện nay là 711 chi cục.
Số các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính đã giảm đáng kể, do đã được tổ chức lại, giải thể, dừng hoạt động, như: Sáp nhập Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan vào Trường Đại học Tài chính – Marketing; dừng hoạt động để thực hiện thủ tục giải thể 4 đơn vị tạp chí và 1 trung tâm thuộc các cục thuộc bộ; giải thể Nhà khách Bộ Tài chính.
Công tác quản lý biên chế và tinh gọn đội ngũ công chức của Bộ Tài chính cũng được rà soát và tổ chức thực hiện đồng bộ. Để đảm bảo đến năm 2021 giảm 10% biên chế được giao so với năm 2015, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm theo chỉ tiêu biên chế được giao là 3.491 biên chế (tương đương 4,7%) trong giai đoạn từ 2015 đến nay. Những công chức dôi dư do sắp xếp bộ máy, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhưng còn hạn chế năng lực, đã được rà soát để tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP khoảng 600 trường hợp (đạt xấp xỉ 112% so với kế hoạch đề ra tính đến hết năm 2018). |
Đó là những kết quả hết sức tích cực. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn phải tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Vậy, kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính tiếp theo sẽ như thế nào, thưa ông?
- Tới đây, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục kiện toàn, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế theo 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm mục tiêu sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện giảm các cục, chi cục, tổ (đội) và tương đương của các tổng cục và tương đương; giảm tối thiểu 10% biên chế toàn ngành so với năm 2015.
Theo đó, đối với khối các tổng cục trực thuộc, đặc biệt là các tổng cục có hệ thống tổ chức ngành dọc, Bộ Tài chính dự kiến kiện toàn, sắp xếp nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, giảm cấp trung gian, tăng cấp tác nghiệp trực tiếp; tiếp tục rà soát thực hiện cơ cấu cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc và Dự trữ nhà nước cấp chi cục để tổ chức hoạt động theo khu vực.
Đối với hệ thống Thuế, dự kiến sẽ thực hiện sắp xếp lại 327 chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc 63 cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành 154 chi cục thuế khu vực (giảm 173 chi cục); năm 2019, dự kiến sắp xếp lại 53 chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành 25 chi cục thuế khu vực (giảm 28 chi cục thuế); năm 2020, dự kiến cắt giảm, thực hiện sắp xếp lại 168 chi cục thuế quận, huyện, thị xã thành 78 chi cục thuế khu vực (giảm 90 chi cục)...
Về tinh giản biên chế, theo kế hoạch, từ nay đến năm 2021, mỗi năm, Bộ Tài chính sẽ cắt giảm tối thiểu 1,77% biên chế được giao, đảm bảo giảm tối thiểu 10% chỉ tiêu biên chế được giao so với năm 2015...
Đối với khối các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, Bộ Tài chính sẽ tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong hệ thống các đơn vị thuộc Bộ Tài chính để đảm bảo thu gọn đầu mối, trong đó có tính đến yếu tố đặc thù của từng ngành, lĩnh vực; tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học theo hướng tự chủ về tài chính theo quy định.
Mục tiêu đã có, lộ trình triển khai cũng được Bộ Tài chính đặt ra khá rõ ràng. Vậy Bộ Tài chính có giải pháp như thế nào để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên, thưa ông?
- Bộ Tài chính sẽ tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và hành động trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đảm bảo công bằng, khách quan, coi hiệu quả công việc làm yếu tố quyết định.
Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện gắn cải cách thủ tục hành chính, cải cách quy trình, nghiệp vụ, hiện đại hóa ngành với cải cách bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ công chức viên chức, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát các quy định của pháp luật về đổi mới, sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; lấy kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Bộ Tài chính rất mong nhận được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ của các cấp, các ngành.
Xin cảm ơn ông!
相关推荐
- Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
- Quy chuẩn kỹ thuật đối với trọng lượng tịnh của sản phẩm thịt đóng gói sẵn
- Kinh nghiệm áp dụng HTQLCL ISO 9001 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại Bình Định
- Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- Tiếp sóng truyền hình trực tiếp: Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2019
- Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế số
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường do doanh nghiệp thực hiện