当前位置:首页 > Cúp C2

【lịch thi đấu đêm nay】Mâm cỗ Tết của người Tày Khao

tày khao

Mâm cỗ tết của người Tày Khao không thể thiếu món cá suối nướng.

Trong các nghi thức ngày tết thì,âmcỗTếtcủangườiTàlịch thi đấu đêm nay nghi thức cúng gia tiên chiều 30 tết và cúng giao thừa là nghi thức quan trọng nhất của người Tày Khao. Vì vậy, mâm cỗ cúng gia tiên được chuẩn bị rất công phu.

sôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc của người Tày Khao

Trong mâm cỗ tết của người Tày Khao không thể thiếu được món xôi và cá suối nướng, dâng cúng tổ tiên, thần linh để bày tỏ lòng biết ơn, cầu mong một năm mới sung túc.

Ngoài ra, mâm cúng còn có bánh chưng gù, bánh nẳng và đĩa rau rừng luộc. Theo quan niệm của người Tày Khao, bánh chưng gù tượng trưng cho người phụ nữ cần cù, còn bánh nẳng là biểu tượng của hạnh phúc và đoàn kết của cộng đồng.

bánh trưng gù
Bánh chưng gù của người Tày Khao

Đặc biệt, người Tày Khao có tục lấy nước vào đêm giao thừa, khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Các gia đình đều mang ống ra suối lấy nước mới về cúng tổ tiên. Nước mới để thờ cúng phải trong, những mong con cháu có một năm làm ăn sung túc.

Các sản vật nông nghiệp của người Tày Khao được tạo ra bằng phương pháp thủ công truyền thống, chất lượng của nguyên liệu sạch, an toàn. Hiện nay với sự phát triển thương mại, du lịch, các loại xôi, bánh của người Tày Khao đã trở thành sản phẩm đặc trưng, được một số gia đình làm bán ở các chợ, cung cấp cho các nhà hàng phục vụ đám cưới, bán cho khách du lịch, đem lại nguồn thu ổn định cho người dân.

bánh nẳng
Bánh nẳng của người Tày Khao

Ngoài ra, các sản vật thu được ở nương, rẫy như ngô, khoai, sắn… cũng được đồng bào Tày Khao sử dụng trong việc chế biến thành thức uống và các loại bánh như: bánh sắn, bánh ngô làm quanh năm với gia vị và màu sắc lấy từ rễ, lá cây có sẵn trong tự nhiên. Cùng với đó, người Tày Khao ở xã Đông Cuông còn luôn chú trọng giữ gìn và phát huy các nét văn hóa truyền thống, từ đó có những hướng đi phù hợp nhằm phát triển du lịch cộng đồng./.

Văn Tuấn - Ảnh: TL

分享到: