发布时间:2025-01-26 06:46:45 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Đến nay, Cà Mau có 100% trạm y tế tuyến xã có bác sĩ phục vụ, trong đó có trên 50% trạm y tế có từ hai bác sĩ trở lên. Đội ngũ bác sĩ về cơ sở góp phần tích cực vào công tác khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Qua đó, góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên và giảm chi phí khám, chữa bệnh cho người dân ở cơ sở.
Tất cả trạm y tế có bác sĩ
Bà Nguyễn Mỹ Hạnh, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, phấn khởi: “Kể từ ngày trạm y tế xã được xây mới, có bác sĩ về đây phục vụ, người dân chúng tôi mừng lắm. Chứ trước đây, mỗi khi gia đình có người bệnh là cực khổ lắm, phải đi ra bệnh viện huyện, không thì phải chở đến bác sĩ tư, vừa mất thời gian, vừa tốn kém. Trạm y tế giờ rộng lớn, có nhiều phương tiện khám và trị bệnh cho người dân nên không còn phải lo sợ khi nhà có người bệnh đột xuất. Hơn nữa cũng trị bệnh bằng bảo hiểm nên đỡ tốn kém”.
Y, bác sĩ Phòng khám Đa khoa xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời hội chẩn bệnh nhân. |
Bác sĩ Lê Minh Ẩn, Trưởng Phòng khám Ða khoa khu vực (ÐKKV) Khánh Bình Tây, cho biết: “Phòng khám hiện được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị y tế hiện đại, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân. Hiện chúng tôi có 22 người, trong đó có năm bác sĩ, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị cho người dân. Các bác sĩ thường xuyên được luân chuyển nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh nên tay nghề ngày càng được nâng lên”. Phòng khám ÐKKV Khánh Bình Tây nằm trên địa bàn ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời vừa được đầu tư đạt chuẩn thông qua Dự án AP. Phòng khám phát huy tối đa hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh cũng như thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, tạo được niềm tin của người dân sống trên địa bàn.
Huyện Trần Văn Thời có sáu trạm y tế có từ hai bác sĩ trở lên. Không chỉ Trần Văn Thời mà tất cả trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh đều có ít nhất một bác sĩ phục vụ, tuỳ theo nhu cầu thực tế của địa phương. Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết: “Hiện tại toàn tỉnh có 166 bác sĩ phục vụ tại 101 xã, phường, thị trấn trong đó có 54 xã có từ hai bác sĩ trở lên. Các huyện có nhiều trạm y tế có từ hai bác sĩ phục vụ, nhất là Ðầm Dơi 15/16 xã, Cái Nước 11/11 xã, Trần Văn Thời 6/13 xã...”.
Với việc các trạm y tế tuyến xã được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và có bác sĩ phục vụ đã thu hút người dân yên tâm đến khám bệnh mà không cần phải đi tuyến trên, chi phí tốn kém. Bác sĩ Lê Minh Ẩn cho biết: “Thời gian qua, số lượt người dân đến khám bệnh tại đây tăng lên thấy rõ. Mỗi ngày có khoảng 120 lượt bệnh nhân đến khám, công suất sử dụng giường bệnh tăng hơn 150% so với cùng kỳ”.
Nâng cao chất lượng y tế cơ sở
Ðến nay, Cà Mau đạt được chỉ tiêu 100% số trạm y tế tuyến xã có bác sĩ phục vụ và tiến tới có 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Theo đó, hệ thống y tế cấp xã đã tạo được bước đột phá trong công tác phòng, chống dịch. Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt cho biết: “Mạng lưới y tế cơ sở cùng với ngành chức năng làm tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, cụ thể như giảm các bệnh truyền nhiễm, tăng tỷ lệ bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế, đạt hơn 95%, trẻ em được tiêm chủng mở rộng trên 94%, số trẻ suy dinh dưỡng giảm…, người dân được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, hiệu quả khám bảo hiểm y tế được nâng lên”.
Mục tiêu ngành y tế đặt ra đến năm 2020 là lãnh đạo Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; trưởng khoa, phòng các đơn vị phải có trình độ từ chuyên khoa I, thạc sĩ trở lên, tuỳ theo lĩnh vực, vị trí chuyên môn của từng đơn vị. Phó, trưởng khoa, phòng, điều dưỡng trưởng… ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp; trưởng, phó phòng khám ÐKKV - trạm y tế xã, phường, thị trấn có trình độ từ đại học và tương đương trở lên, trong đó có trên 80% chuyên khoa cấp I...
Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt nói: “Chúng tôi đặt ra chỉ tiêu năm 2015 đạt trên tám bác sĩ/vạn đân và trên 0,8 dược sĩ đại học/vạn dân. Ðến năm 2020 có trên 12 bác sĩ/vạn dân và trên 1,2 dược sĩ đại học/vạn dân. Trong đó, mục tiêu đầu tiên đã với tới, bình quân hiện có 9,8 bác sĩ/vạn dân. Ðây là tỷ lệ rất đáng mừng, bởi chúng ta đã vượt qua các tỉnh ÐBSCL và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước”.
Toàn tỉnh hiện có 1.056 bác sĩ, trong khi nhu cầu là 1.720 bác sĩ, tức là cần đào tạo thêm 694 bác sĩ. Nhu cầu cử nhân y tế các chuyên ngành cần bổ sung là 120 người. Ðể bổ sung đội ngũ bác sĩ lớn như vậy, công tác đào tạo cần phải được đẩy mạnh và có sự quan tâm đúng mức. Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt cho biết: “Hằng năm, Sở Y tế Cà Mau phối hợp các Trường Ðại học Y Dược: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Phạm Ngọc Thạch, Cần Thơ... đào tạo các trình độ, chuyên ngành phù hợp với nhu cầu theo từng giai đoạn. Trong đó, quan tâm đào tạo liên thông bác sĩ cộng đồng, bác sĩ gia đình, y học cổ truyền, y tế dự phòng cho tuyến cơ sở. Nguồn nhân lực là từ viên chức có trình độ trung cấp, cao đẳng y, dược đang công tác trong ngành y tế và hệ thống y tế ngoài công lập”.
Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt cho biết: “Ðã qua, việc đưa bác sĩ về tuyến cơ sở đem lại nhiều kết quả tích cực trong việc khám, chữa bệnh cho Nhân dân và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, phòng, chống dịch… Mục tiêu tiếp theo là duy trì công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ hiện có. Hiện chúng tôi quy định mỗi năm các bác sĩ tuyến xã phải luân chuẩn về bệnh viện huyện ít nhất hai tháng để nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng tốt hơn công tác khám, chữa bệnh khi về cơ sở”.
Có thể nói, hệ thống y tế cơ sở của tỉnh đang được kiện toàn và nâng dần về chất. Trong thời gian tới, Cà Mau tiếp tục thực hiện công tác đào tạo và tăng cường đội ngũ y, bác sĩ về cơ sở để chăm sóc sức khoẻ Nhân dân ngày càng tốt hơn, đồng thời làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt khẳng định./.
Bài và ảnh: Khánh Duy
相关文章
随便看看