【kqbd shandong taishan】Nông nghiệp hữu cơ chờ tiêu chuẩn

  发布时间:2025-01-10 00:51:07   作者:玩站小弟   我要评论
Khách hàng tìm hiểu sản phẩm gạo hữu cơ Eco rice tại một sự kiện về nông nghiệp hữu cơ được tổ chức kqbd shandong taishan。

nong nghiep huu co cho tieu chuan

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm gạo hữu cơ Eco rice tại một sự kiện về nông nghiệp hữu cơ được tổ chức tại TP.HCM mới đây. Ảnh: N.Hiền.

Nhập nhèm vì thiếu chứng nhận

Theôngnghiệphữucơchờtiêuchuẩkqbd shandong taishano khảo sát của Công ty Nielsen Việt Nam, khoảng 80% người tiêu dùng tại Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện và bảo vệ môi trường. Đồng thời, có 79% người dân sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn. Chỉ tính riêng về thực phẩm hữu cơ có chứng nhận, mỗi người dân TP.HCM chi trên 14 tỷ đồng, Hà Nội trên 19 tỷ đồng. Trong tương lai, cả nước có thể tăng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ lên trên 192 tỷ đồng, trong đó, TP.HCM là 141 tỷ đồng và Hà Nội 51 tỷ đồng. Do đó, tiềm năng của nông nghiệp hữu cơ còn rất lớn.

Còn theo ước tính của ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Vinamit, mỗi năm người Việt chi hơn 3.000 tỷ đồng để mua các sản phẩm hữu cơ. Trong đó, thị trường miền Nam chi tiêu khoảng 130 tỷ đồng/ tháng, tức 1.500 tỷ đồng/năm, còn miền Bắc thì doanh số cao hơn, đạt khoảng 150 tỷ đồng/tháng, tức khoảng 1.800 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, hiện có khoảng 50 DN Việt Nam được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhưng hầu hết các sản phẩm này đều được bao tiêu để xuất khẩu, rất ít DN bán hàng ra nội địa hoặc bán số lượng rất hạn chế. Hiện số lượng DN hàng Việt Nam chất lượng cao có sản phẩm hữu cơ bán tại thị trường nội địa chỉ đếm trên đầu ngón tay như Vinamilk, TH True Milk, Vinamit, Eco rice, Viễn Phú…

Ghi nhận tại một số cửa hàng thực phẩm tại TP.HCM, nhiều mặt hàng thực phẩm, rau củ, gia vị được người bán giới thiệu là sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ thì đây đều là sản phẩm hữu cơ “tự phong” mà không hề được chứng nhận. Thậm chí, nhiều sản phẩm tôm, cá, thịt hữu cơ còn được chào bán với giá cao gấp 2-3 lần so với sản phẩm thông thường. Nguyên nhân là do tại Việt Nam chưa có tổ chức nào chứng nhận hữu cơ, tất cả đều trông chờ vào các tổ chức quốc tế với chi phí rất cao nên các DN nhỏ và vừa, các hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp chứng nhận.

Ông Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cũng cho hay, năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 11041:2015 hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, về cơ bản Tiêu chuẩn TCVN 11041:2015 mới chỉ là tiêu chuẩn khung, cần được cụ thể hóa hơn nữa. Trong danh mục các chất được sử dụng trong sản xuất hữu cơ có nhiều chất phải được các tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, nhưng cho đến nay chưa có cơ quan có thẩm quyền nào quy định cụ thể về những chất này và cũng chưa có tổ chức chứng nhận nào được cấp phép hoạt động chính thức. Tiêu chuẩn cũng chưa quy định cụ thể về tem được gắn trên bao gói của thực phẩm được sản xuất theo phương thức hữu cơ Việt Nam như thế nào để người tiêu dùng dễ nhận biết. Chính vì vậy, đến nay, qua báo cáo của 47/63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới chỉ có Thái Nguyên sản xuất 5 ha chè theo tiêu chuẩn này. Do vậy, hiện tại Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục trà soát, sửa đổi TCVN 11041:2015.

Khó cho cả người bán lẫn người mua

Việc thiếu các chứng nhận hữu cơ đã dẫn tới sự nhập nhèm về chất lượng của các sản phẩm hữu cơ trên thị trường. Các sản phẩm hữu cơ tự phong được bày bán khá phổ biến tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh giữa các sản phẩm hữu cơ có chứng nhận với các sản phẩm tự phong. Theo các DN sản xuất sản phẩm hữu cơ, việc sản xuất hữu cơ rất khắt khe, từ đất, nước, giống, thức ăn, phân bón đạt chuẩn cho đến quy trình phương pháp canh tác phải đạt kỹ thuật, đối xử thân thiện với môi trường... Về đầu ra, người tiêu dùng đa số vẫn còn tâm lý hoài nghi, chưa hiểu rõ về sản phẩm hữu cơ do giá bán cao trong khi hình thức lại không đẹp mắt. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng lại phải mua các sản phẩm “tự phong” với giá cao hơn nhiều so với sản phẩm thông thường.

Bà Hạnh cho hay, thị trường là yếu tố quyết định lớn nhất đến sự thành bại của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Muốn phát triển thị trường này, cần hỗ trợ cả đầu vào lẫn đầu ra. Hỗ trợ cho sự phát triển vững chắc của cộng đồng tiêu dùng bằng cách trang bị cho người tiêu dùng suy nghĩ đúng về thực phẩm an toàn, giá trị của sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn để mua đúng giá và sử dụng đúng cách. Cùng với đó, Việt Nam cần sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.

Theo ông Nguyễn Văn Bộ, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, sự khuyến khích hỗ trợ mới dừng lại ở lời nói mà chưa có hành động cụ thể, thiết thực nào. Các DN đi đầu về sản xuất hữu cơ chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Nhà nước và chính quyền địa phương. Theo đó, các DN mong mỏi có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia và khung pháp lý cho sản xuất, chứng nhận và giám sát cho sản phẩm hữu cơ nhằm xóa bỏ tình trạng nhập nhèm giữa sản phẩm hữu cơ có chứng nhận và hữu cơ "tự phong".

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Chính phủ đang giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo Nghị định Nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, đây được kỳ vọng sẽ tạo cú hích mới cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 26 cơ sở sản xuất hữu cơ ở 15 tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 4.100 ha. Các cây chủ yếu là dừa, chè, lúa và rau. Một số mô hình khá hiệu quả như nuôi cá basa hữu cơ tại An Giang, nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau đã có chứng nhận hữu cơ với diện tích khoảng 10.000 ha xuất khẩu sang EU. Một số doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất hữu cơ như Công ty Viễn Phú sản xuất lúa - cá tại Cà Mau với diện tích canh tác trên 250 ha; Công ty Organic Đà Lạt sản xuất rau hữu cơ… Ngoài ra, cũng có 33 cơ sở sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ, tức là mới chú trọng đến sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học với gần 1.200 ha lúa, 90 ha rau, 285 ha nho và 79 ha táo. Trong đó Ninh Thuận là tỉnh có diện tích lớn nhất (448 ha), chủ yếu vẫn là nho.

相关文章

最新评论