当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ số bóng đá vô địch quốc gia đức】Nhà khoa học phải mang tiến bộ KH

BP - Những năm qua,ọcphảimangtiếnbộtỷ số bóng đá vô địch quốc gia đức hoạt động khoa học - công nghệ (KH-CN) của tỉnh đã hỗ trợ nông dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích và giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Trước thềm Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023, phóng viên Báo Bình Phước đã trao đổi với tiến sĩ Đặng Hà Giang, Phó giám đốc Sở KH-CN về vai trò, giải pháp của ngành trong việc đầu tư đổi mới, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

PV: KH-CN ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Những năm qua, ngành KH-CN tỉnh đã có đóng góp gì cho công tác này, thưa ông?

TS. Đặng Hà Giang:Hằng năm, tỉnh dành khoảng 60% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Từ năm 2013 đến nay, Sở KH-CN đã thực hiện 12 nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chuyển giao 39 dự án ứng dụng KH-CN trong lĩnh vực nông nghiệp với hơn 300 mô hình trình diễn. Hầu hết các đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp đều tập trung hỗ trợ trực tiếp nông dân về giống mới, vật tư, đặc biệt về kỹ năng canh tác và năng lực tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Qua đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, giá trị sản phẩm được nâng lên, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng, sản lượng hàng hóa.

Kỹ sư ngành nông nghiệp hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng, trừ sâu bệnh trên cây trồng

Ngoài hướng dẫn, xây dựng xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm chủ lực có thế mạnh của tỉnh, những năm qua, Sở KH-CN đã hỗ trợ kinh phí cho Hội Nông dân tỉnh thực hiện các hoạt động ứng dụng KH-CN, như: Chuyển giao kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp, cá lăng nha; ứng dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo và gà; mô hình hầm khí sinh học biogas cho trang trại chăn nuôi heo...; mô hình tưới nước nhỏ giọt, tưới phun bằng năng lượng mặt trời trên 3 loại cây trồng (hồ tiêu, cây ăn trái, rau) trong nhà lưới; mô hình chuyển giao phân đạm vi sinh từ cá. Ngành còn xây dựng và phát triển 5 vùng trồng rau an toàn đạt chứng nhận VietGap; 3 mô hình trồng bưởi da xanh đạt chứng nhận VietGap... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao được nông dân đón nhận, như trồng rau thủy canh, dưa lưới trong nhà màng, nhà lưới... đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội và môi trường.

PV: Mặc dù đã đạt những kết quả nhất định, việc đưa tiến bộ KH-CN vào thực tế sản xuất vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Theo ông, phải làm gì để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, từng bước đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao?

TS. Đặng Hà Giang: Hiện ngành KH-CN chưa phát huy vai trò là động lực, là đòn bẩy trong sản xuất. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân bố không đồng đều, chưa giảm được nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Là tỉnh có thế mạnh về đất đai nhưng năng suất, sản lượng cây trồng còn thấp, hiểu biết về khoa học - kỹ thuật của người dân còn hạn chế, cơ cấu giống cây trồng chuyển đổi còn chậm, thường là các giống có năng suất thấp, chất lượng kém...

Để KH-CN phục vụ tốt hơn nữa trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trước hết phải đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Trọng tâm là tập trung nghiên cứu, lai tạo những giống cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và ứng phó tốt với biến đổi khí hậu. Chú trọng những mô hình chăn nuôi công nghệ cao phù hợp, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng sản lượng, hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Đối với nhà nông, để ứng dụng thành tựu KH-CN vào sản xuất rất cần những nông dân công nghệ cao. Tuy nhiên, hiện phần lớn nông dân trong tỉnh chưa thích ứng phương thức sản xuất này. Vì vậy phải tuyên truyền sâu rộng tới nông dân về vai trò của KH-CN đối với phát triển kinh tế - xã hội; giới thiệu các mô hình điển hình của nông dân trong hoạt động sáng tạo và ứng dụng tiến bộ KH-CN vào thực tiễn sản xuất. Song song đó, các nhà khoa học cần sâu sát thực tế sản xuất, gần gũi hơn với nông dân, “cầm tay chỉ việc” để bà con dần thay đổi nhận thức, từ đó thay đổi tập quán làm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

Các cấp và ngành chức năng quan tâm hỗ trợ nông dân hoàn thiện sáng kiến kỹ thuật phục vụ sản xuất, hỗ trợ nông dân đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất theo hướng cơ giới hóa. Tăng cường khả năng tiếp thu và ứng dụng KH-CN cho nông dân bằng cách xây dựng chương trình và nội dung học tập phù hợp với trình độ của người nông dân, sát thực tế phát triển nông nghiệp và nông thôn trong từng giai đoạn. Trước mắt, trang bị cho nông dân trực tiếp sản xuất các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất có hiệu quả đưa vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ và đẩy mạnh việc xây dựng hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, mô hình trang trại để thực hiện hiệu quả các vấn đề có liên quan về khoa học - kỹ thuật, quản lý kinh tế và thị trường; xây dựng mối quan hệ 4 nhà (nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý) vững chắc để doanh nghiệp phát triển bền vững, nông dân nâng cao thu nhập và nhà khoa học có động lực nghiên cứu KH-CN.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

L.P(thực hiện)

分享到: