您的当前位置:首页 > World Cup > 【trực tiếp bóng đá bilbao】Xuất khẩu xơ, sợi có nhiều triển vọng 正文

【trực tiếp bóng đá bilbao】Xuất khẩu xơ, sợi có nhiều triển vọng

时间:2025-01-09 23:39:34 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Tăng trưởng xuất khẩu xơ, sợi tại một số thị trường chính của Việt Nam. Ảnh: N.Hiền. Hàng xơ, sợi d trực tiếp bóng đá bilbao

xuat khau xo soi co nhieu trien vong

Tăng trưởng xuất khẩu xơ, sợi tại một số thị trường chính của Việt Nam. Ảnh: N.Hiền.

Hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đã xuất khẩu đi 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc là thị trường chủ lực do có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương. Trong 8 tháng qua, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại sang Trung Quốc đạt trên 472.000 tấn, trị giá gần 1,3 tỷ USD, tăng 16% về lượng và 26% về trị giá so với 8 tháng năm 2016. Đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc với gần 92.000 tấn, trị giá 217 triệu USD, tăng lần lượt 29% và 28% về khối lượng và trị giá. Tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Thổ Nhĩ Kỳ lại suy giảm cả khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt trên 45.000 tấn, tương đương kim ngạch 100 triệu USD, giảm 25% và 18%.

Nhìn chung, trong 8 tháng năm 2017, xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương. Đáng chú ý, xuất sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh vượt trội, tăng 70% về lượng và tăng 58% về trị giá. Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Ai Cập cũng đạt mức tăng trưởng trên 30%. Thị trường Nhật Bản cũng nhập khẩu trên 11.000 tấn xơ, sợi của Việt Nam trong 8 tháng qua với trị giá 43 triệu USD, tăng lần lượt 35% về khối lượng và 40% về trị giá.

xuat khau xo soi co nhieu trien vong

Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng xơ, sợi Việt Nam. Ảnh: N.Hiền.

Hướng tới kim ngạch xuất khẩu 3,1 tỷ USD

Xuất khẩu xơ, sợi dệt tăng trưởng kéo theo lượng bông nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh, bởi hiện nay 99,6% lượng bông phục vụ cho sản xuất của Việt Nam là phải nhập khẩu. Trong 8 tháng năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu trên 889.000 tấn bông, trị giá trên 1,6 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 47% về trị giá. Mỹ là thị trường chính cung cấp bông cho Việt Nam với trên 500.000 tấn, trị giá 936,6 triệu USD, tăng lần lượt 42% và 68%, chiếm tỷ trọng 60% lượng bông nhập khẩu. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc tăng nhập khẩu bông sẽ tạo tiền đề cho xuất khẩu sợi tăng trưởng trong thời gian tới.

Chất lượng sợi cotton của Việt Nam hiện nay rất tốt và đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu. “Ngành sợi Việt Nam đã có vị trí trên bản đồ sợi thế giới và có khả năng cạnh tranh rất tốt với những nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung Đông” – ông Giang khẳng định.

Bên cạnh kết quả khả quan về xuất khẩu, hiện tại ngành sợi Việt Nam cũng đã chủ động được một phần trong chiến lược phát triển ngành sợi để phục vụ cho ngành dệt nhuộm hoàn tất trong nước. Đặc biệt, các sản phẩm sợi dệt kim Việt Nam hầu như không phải nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã chủ động được các sản phẩm sợi cotton cao cấp để phục vụ cho dệt nhuộm hoàn tất các loại vải cao cấp. Bên cạnh việc sản xuất phục vụ trong nước, hàng năm ngành sợi Việt Nam cũng xuất khẩu với sản lượng rất lớn.

Trong chiến lược phát triển dài hạn, ngành sợi Việt Nam luôn xác định việc sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước đi đôi với việc phát triển các dòng sợi khác biệt có giá trị gia tăng cao hơn để xuất khẩu. Đồng thời, việc sản xuất sợi cũng đi đôi với việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu. Hiện tại hầu hết sợi của Việt Nam xuất khẩu đều mang thương hiệu của DN Việt Nam. “Điều đó khẳng định ngành sợi Việt Nam đã thành công” – ông Giang phấn khởi cho biết. Các DN Việt Nam cũng rất chú trọng tới việc giữ uy tín về chất lượng, thời gian giao hàng trong điều kiện ngành dệt may đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn.

Ngoài ra, theo ông Vũ Đức Giang, ngành dệt may Việt Nam cũng đã tính tới việc gắn kết chuỗi liên kết hợp tác giữa các nhà sản xuất sợi, dệt, nhuộm hoàn tất với các nhà sản xuất may và cả các nhà sản xuất bông ở các nước cung cấp bông cho Việt Nam. Theo đó, Việt Nam nhập khẩu bông sau đó xuất khẩu các sản phẩm sợi, dệt may trở lại các thị trường này. Trong đó, trọng tâm đặt tại các nước sản xuất bông có tính ổn định về chất lượng và có mối quan hệ hợp tác ổn định về phương pháp thương mại hóa. Điển hình như thị trường Mỹ, hiện cả Việt Nam và Mỹ đều đã và đang có những điều kiện để khuyến khích DN hai bên tiếp cận sản phẩm của nhau. Đồng thời, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có kiến nghị với Hiệp hội bông Mỹ và Chính phủ Hoa Kỳ sớm đưa ra chiến lược xây dựng kho ngoại quan ở Việt Nam để DN Việt Nam có thể rút ngắn thời gian mua hàng từ 45 - 60 ngày xuống chỉ còn một vài ngày và giảm bớt chi phí tài chính, qua đó tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm sợi, dệt may của Việt Nam.

Từ những cơ sở như trên, ông Vũ Đức Giang dự báo, trong hơn 30 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt được trong năm nay, xuất khẩu sợi sẽ đạt khoảng 3,1 tỷ USD.