Thời gian giảm gần một nửa
Trước đây,ảmthờigianthựchiệnthủtụchànhchínhchongườisửdụngđấone88 asia việc chuyển thông tin giữa cơ quan thuế và đăng ký đất đai được thực hiện thủ công. Do thiếu sự kiểm tra, kết nối với các thông tin có liên quan đến hồ sơ thửa đất và người nộp thuế nên việc giải quyết thủ tục còn mất nhiều thời gian, kinh phí, nhân lực và có thể gặp sai sót trong tính toán.
Do vậy, năm 2015, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thí điểm việc kết nối trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử giữa các văn phòng đăng ký đất đai và cơ quan thuế. 8 tỉnh, thành phố được chọn để thí điểm là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bình Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Trà Vinh.
Báo cáo tổng kết “Công tác triển khai thí điểm trao đổi thông tin theo hình thức điện tử giữa cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký đất đai khi xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất giai đoạn 2015 – 2018”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Đại Trí cho biết, hiện nay, việc thực hiện triển khai kết nối trao đổi thông tin điện tử giữa cơ quan đăng ký đất đai và cơ quan thuế trong việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất của cá nhân đã mang lại các kết quả tích cực, giúp hạn chế tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần, tránh được gây phiền hà cho người dân; đồng thời tăng hiệu quả công tác đôn đốc thu nợ thuế và xử lý vi phạm về thuế.
Cùng với đó, việc trao đổi thông tin điện tử nhanh chóng, theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ giữa hai bên; trao đổi hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoàn toàn bằng phương thức điện tử rút ngắn thời gian và minh bạch trách nhiệm của mỗi cơ quan trong quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của người sử dụng đất.
Đáng chú ý, sau thời gian thí điểm, lãnh đạo ngành Thuế cho rằng, đối với người dân, thời gian giải quyết hồ sơ giảm từ 5 ngày làm việc xuống còn 3 ngày. Ngoài ra, về quản lý Nhà nước, cách làm trên đã nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác về giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người sử dụng đất.
Một số tỉnh đã hoàn thành việc triển khai trên toàn địa bàn với tỷ lệ hồ sơ đăng ký đất đai được tiếp nhận và giải quyết bằng phương thức trao đổi thông tin điện tử liên thông rất cao. Ví dụ, tại Bình Dương, 9/9 địa bàn cấp huyện đã triển khai với tổng số hồ sơ trao đổi theo hình thức điện tử là 65,3% và 82,95% trong số đó được trả kết quả điện tử. Hoặc Đà Nẵng có 7/8 địa bàn cấp huyện với tổng số hồ sơ trao đổi theo hình thức điện tử là 85,61% và 98,40% trong số đó được trả kết quả điện tử.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh, thành phố đã triển khai nhưng mức độ chưa cao như: Thành phố Hồ Chí Minh 10/24 địa bàn cấp huyện; Bà Rịa - Vũng Tàu 5/8 địa bàn cấp huyện. Riêng địa bàn Hà Nội, mặc dù đã triển khai cả 30/30 địa bàn cấp huyện. Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin điện tử giữa hai cơ quan Đăng ký đất đai và cơ quan Thuế ở hình thức gửi file scan hồ sơ, phiếu chuyển qua hệ thống thư điện tử thay cho việc chuyển hồ sơ giấy, chưa sử dụng việc kết nối trao đổi trực tiếp bằng ứng dụng, vì vậy hiệu quả liên thông còn khá hạn chế.
“Nửa giấy, nửa điện tử”
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, quá trình triển khai có phát sinh nhiều vướng mắc, một số tỉnh chưa triển khai toàn diện hoặc tỷ lệ hồ sơ điện tử còn thấp do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Lộ trình triển khai chậm, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu theo các Nghị quyết của Chính Phủ. Trong khi đó, hiện đã có nhiều tỉnh có yêu cầu được áp dụng mô hình “một cửa liên thông điện tử” này.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh T.L
Cùng với đó, việc phân cấp quản lý xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai giữa hai cơ quan tại từng tỉnh có sự khác biệt. Phía cơ quan Tài nguyên môi trường có nhiều đầu mối luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai sang cơ quan Thuế như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục quản lý đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai và các chi nhánh trực thuộc, trong khi cơ quan Thuế có ít hơn. Điều này dẫn đến trong quá trình triển khai thí điểm, cơ quan Thuế vừa trao đổi bằng hình thức điện tử vừa trao đổi bằng hồ sơ giấy.
Theo Tổng cục Thuế, để giải quyết tình trạng này, việc trao đổi hồ sơ hoàn toàn bằng phương thức điện tử cần có sự thống nhất một đầu mối kết nối với cơ quan Thuế. Cơ quan này kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh có qui định 1 đơn vị đầu mối thực hiện việc kết nối hệ thống ứng dụng với ngành thuế.
Ngoài ra, theo tổng kết, việc các cơ quan Tài nguyên và môi trường sử dụng nhiều ứng dụng nghiệp vụ khác nhau cũng là một điểm khó cho việc trao đổi kết nối thông tin. Riêng về thời gian giải quyết thủ tục, vấn đề khác, có trường hợp kéo dài, có kết quả rất chậm.
Nguyên nhân bởi theo quy định, về phương án giá đất với một số trường hợp, Sở Tài nguyên và Môi trường phải lập phương án giá đất gửi Hội đồng địa phương để thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, mấu chốt là hiện không có quy định thời gian thực hiện công việc này. Điều này dẫn đến việc giải quyết hồ sơ đôi khi kéo dài, có kết quả rất chậm làm ảnh hưởng đến công tác đôn đốc thu, xác lập hồ sơ miễn tiền thuê đất
Do vậy, Tổng cục Thuế đề xuất, để đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ đúng theo quy định, đề nghị Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố quy định rõ trách nhiệm và thời gian thực hiện của các cơ quan nhà nước đối với các nội dung công việc nêu trên.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa đã kiến nghị Chính phủ điều chỉnh các cơ chế chính sách liên quan đến bố trí kinh phí cho hệ thống cơ quan Đăng ký đất đai hoạt động đúng theo yêu cầu nhiệm vụ như đề xuất của Tổng cục Quản lý đất đai. |