当前位置:首页 > World Cup

【kết quả giải hạng nhất hàn quốc】Biến đổi khí hậu đang đe dọa toàn cầu

Nước biển dâng,ếnđổikhhậuđangđedọatoncầkết quả giải hạng nhất hàn quốc bão lụt, hạn hán, thời tiết nóng - lạnh bất thường… diễn ra nhiều nơi là những hiện tượng thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra. Đáng quan ngại là tác động khủng khiếp của tình trạng ấm lên toàn cầu đã làm cho nhiều quốc gia lâm vào cảnh khốn khó.

Cánh đồng cỏ dành cho chăn nuôi gia súc bị khô hạn do nắng nóng kéo dài tại bang New South Wales, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Thời gian gần đây, những đợt nắng nóng bất thường tại châu Âu, những vụ cháy rừng chưa có tiền lệ xảy ra từ Nam Mỹ cho tới Australia, những trận lũ lụt lịch sử ở Sri Lanka hay CHDC Congo, mưa tuyết nghiêm trọng, bão trái mùa tại Mỹ... đã làm hàng chục ngàn héc-ta rừng bị cháy, nhiều cơ sở hạ tầng, nhà cửa bị tàn phá và hàng chục ngàn người bị ảnh hưởng trực tiếp từ những vụ thiên tai nói trên.

Gần như trên toàn thế giới, không một quốc gia nào ngoại lệ tránh khỏi tác động biến đổi khí hậu. Hệ lụy của nó kéo theo nước biển dâng và những đợt thiên tai ngày một khắc nghiệt hơn đã và đang diễn ra trên toàn cầu. Theo các nhà khoa học, mặc dù nhiệt độ chỉ mới tăng thêm 1 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, nhưng những tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp đến Trái Đất. Thế kỷ 21 đã chứng kiến 18/19 năm nóng nhất trong lịch sử, trong đó có năm 2019.

Mặc dù vậy nhưng nhiều quốc gia cam kết cắt giảm khí thải vẫn chưa thực hiện. Báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 26-11 chỉ ra cam kết của các quốc gia về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mới chỉ đạt 15% nỗ lực cần thiết để giới hạn nhiệt độ tăng ở mức 1,5 độ C. Để giữ mức nhiệt tăng ở ngưỡng an toàn, về lý thuyết lượng khí thải CO2 cần phải giảm 7,6% mỗi năm trong vòng một thập niên tới. Nhưng mục tiêu này dường như “bất khả thi” khi trên thực tế mức khí thải CO2 mỗi năm lại tăng lên một mốc kỷ lục mới. Nguy cơ hệ thống khí hậu của Trái Đất bị đẩy vào thảm kịch trở thành “hành tinh nóng không thể sống nổi” là có thật.

Các nhà khoa học Pháp, Mỹ và Canada đã cảnh báo nếu lượng khí thải tiếp tục tăng mạnh như hiện nay thì gần 90% dân số thế giới (khoảng 7,2 tỉ người) có nguy cơ bị mất sản lượng trong cả ngành nông nghiệp và ngư nghiệp. Các nhà đầu tư châu Âu cảnh báo rủi ro từ biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lớn hơn một cuộc khủng hoảng tài chính.

Theo báo cáo thường niên của Lancet Countdown, một liên minh gồm 35 tổ chức, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB), biến đổi khí hậu sẽ làm tổn hại sức khỏe của cả một thế hệ, làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm gây chết người, thậm chí là các tổn thương về thể chất và tinh thần do lũ quét và cháy rừng.

Chính những tác động khó lường của biến đổi khí hậu đến sự sống toàn cầu nên Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP 25) diễn ra từ ngày 2-12 tại Tây Ban Nha sẽ tập trung tìm ra giải pháp để hạn chế biến đổi khí hậu đưa Trái Đất về lại trạng thái an toàn như vốn dĩ đã từng có. Tại hội nghị này, sẽ kêu gọi giới lãnh đạo 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng chung tay thực hiện Công ước khung của LHQ.

COP 25 sẽ tập trung chủ yếu vào việc hoàn tất bộ quy tắc triển khai Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, để hiệp định này có thể được thực hiện từ năm 2021. Mục tiêu của Hiệp định Paris, được 197 quốc gia ký kết và 185 nước thông qua, là duy trì mức tăng nhiệt độ Trái Đất không vượt ngưỡng 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ngoài ra, thỏa thuận cũng đặt mục tiêu các nước giàu đóng góp khoản ngân quỹ 100 tỉ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng tái sinh ít phát thải hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế sự phát triển của các quốc gia trên thế giới có sự khác biệt, như: nhiều nước còn nghèo, một nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi và các quốc gia giàu nên xu thế sản xuất và bảo vệ môi trường cũng khác nhau. Mặt khác do lợi ích khác biệt nên không ít quốc gia chấp nhận ô nhiễm môi trường để đổi lấy phát triển kinh tế nên rất khó kiểm soát ô nhiễm gây ra. Hay nói một cách khác, đi tìm giải pháp cho sự đồng thuận chống biến đổi khí hậu sẽ là bài toán khó hiện nay.

HN tổng hợp

分享到: