您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bóng dá trực tiếp】Trái cây gắn mác nhập khẩu: Nhập nhằng xuất xứ 正文

【bóng dá trực tiếp】Trái cây gắn mác nhập khẩu: Nhập nhằng xuất xứ

时间:2025-01-24 23:56:54 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Thị trường nội địa đang ngày càng có nhiều loại trái cây nhập khẩu. Ảnh: Quang Tấn Loạn giá Những n bóng dá trực tiếp

trai cay gan mac nhap khau nhap nhang xuat xu

Thị trường nội địa đang ngày càng có nhiều loại trái cây nhập khẩu. Ảnh: Quang Tấn

Loạn giá

Những năm gần đây,áicâygắnmácnhậpkhẩuNhậpnhằngxuấtxứbóng dá trực tiếp trái cây nhập khẩu đã chiếm lĩnh một phần lớn tại thị trường Việt Nam. Một số loại trái cây còn tạo ra “cơn sốt” đối với người tiêu dùng. Hiện thị trường đang ưa chuộng những loại quả như: Nho xanh không hạt, táo có xuất xứ từ Mỹ; cam của Nam Phi; quả mâm xôi, việt quất của Úc; cherry, dâu của New Zealand và gần đây là mận Mỹ (có mức giá lên đến 600.000 đồng/kg).

Theo khảo sát của phóng viên tại trung tâm thương mại BigC, siêu thị Hapro Food, hệ thống cửa hàng Klever Fruit, hoa quả nhập khẩu có hàng chục loại với nhiều sản phẩm khá lạ lẫm với người tiêu dùng trong nước như: Dưa Sapo, Lê Nashi, Táo Rubi, Lê Forelee… Chỉ riêng tại hệ thống siêu thị BigC, theo khảo sát của phóng viên mặt hàng táo đã có đến 7 loại (táo xanh, Tagg, Kiki, Gala, Fuji, Sonya, Rose), có giá dao động từ 69.900 – 103.900 đồng/kg.

Bên cạnh sự đa dạng về chủng loại và nguồn gốc xuất xứ, điều mà người tiêu dùng không khỏi bối rối mỗi khi tìm mua là có sự chênh lệch giá cả với cùng một loại quả, cùng xuất xứ. Tại siêu thị BigC (chi nhánh Trần Duy Hưng, Hà Nội), sản phẩm Kiwi vàng New Zealand có giá 118.000 đồng/kg; siêu thị Hapro Food (đường Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội) có giá 134.000 đồng/kg; cửa hàng Klever Fruit (chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội) có giá 199.000 đồng/kg. Sản phẩm Cam xuất xứ tại Nam Phi bán tại Hapro Food có giá 55.000 đồng/kg, còn tại Big C có giá 49.000 đồng/kg. Táo Envy xuất xứ Mỹ tại Big C có giá 195.000 đồng/kg trong khi tại Klever Fruit có giá 299.000 đồng/kg.

Nếu như trái cây nhập khẩu trước đây chỉ được bán tại siêu thị, cửa hàng lớn thì nay tại các chợ truyền thống cũng thường xuyên xuất hiện các mặt hàng này. Tại chợ Xanh (phố Phạm Ngọc Thạch – Hà Nội), khi phóng viên hỏi mua táo Mỹ đỏ, loại trong BigC chỉ bán 69.000 đồng/kg, một chủ cửa hàng trả lời: “Ở đây không bán loại táo rẻ đó, chỉ bán táo Mỹ loại từ 150.000/kg trở lên, nếu muốn mua thì vào siêu thị mà mua”. Quan sát mỗi quả táo đều có tem nhãn rõ ràng, phóng viên đồng ý mua với mức giá trên nhưng khi hỏi về giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì chủ quán bức xúc, đuổi khách hàng và không bán nữa với lý do: “Cửa hàng bán lẻ không có giấy tờ xuất xứ!?”. Bà Nguyễn Thị Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Người Việt Nam biết hoa quả nhập khẩu bán ngoài đường phơi nắng phơi mưa, cân thiếu, bị trộn hàng Trung Quốc nhưng vẫn mua vì sính ngoại. Táo được gọi là có xuất xứ Mỹ mua ở chợ có hình thức đẹp nhưng ăn vừa bở, vừa nhạt".

Riêng đối với mận Mỹ, sản phẩm gây sốt trên thị trường thời gian gần đây cũng đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Theo tìm hiểu của phóng viên trên các cửa hàng hoa quả nhập khẩu online và các cửa hàng Klever Fruit, mận Mỹ chia ra làm 3 loại chính, rẻ nhất là mận đường có giá khoảng 400.000 đồng/kg, mận xanh Mỹ có giá khoảng 500.000 đồng/kg, mận đỏ Mỹ có giá 600.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi phóng viên liên hệ để mua mận Mỹ ở các cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu luôn tươi sạch tại số 2xx đường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội và Trái cây nhập khẩu tại địa chỉ số 10xx đường Láng Hạ, các cửa hàng này luôn luôn trong tình trạng hết hàng. Qua tìm hiểu phóng viên được biết, tại các “shop online” mận Mỹ vẫn được chào bán với giá bán khuyến mãi chỉ 149.000 đồng/kg, chỗ khác lại dao động từ 250.000 đồng đến 349.000 đồng/kg.

Dễ “dính” trái cây Trung Quốc

Với giá chênh lệch lớn và nguồn gốc khó được kiểm chứng, người tiêu dùng "thượng lưu" đang bị lạc trong "ma trận" của các mặt hàng trái cây nhập khẩu. Theo ông Phạm Khắc Diến – Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội: “Thị trường trái cây trong nước đang tràn ngập các loại trái cây Trung Quốc được nhập qua đường tiểu ngạch ở Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Tuy nhiên, nhiều người đã lợi dụng dán mác ‘ngoại xịn’ để đánh lừa người tiêu dùng”.

Đánh giá về chất lượng trái cây nhập khẩu hiện nay, ông Phạm Khắc Diến cho biết: “Thực tế vẫn có một lượng trái cây được nhập khẩu từ phương Tây nhưng không đáng kể. Tình trạng trái cây gắn nhãn mác giá nhập ngoại hiện nay được bày bán nhiều trên thị trường làm cho người tiêu dùng lo ngại vì không phân biệt được thật giả. Hơn thế, chỉ vì tâm lý sính ngoại, tin tưởng rằng trái cây nhập khẩu từ phương Tây có quy trình sản xuất sạch, không sử dụng các loại dư lượng, hóa chất độc hại, có hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe nên ngày càng nhiều người tiêu dùng đổ xô mua trái cây ngoại nhưng vô tình bị móc túi bởi trái cây Trung Quốc”.

Bên cạnh đó, theo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, công tác quản lý nguồn gốc các loại trái cây nhập khẩu hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng như chất lượng sản phẩm. Các cơ quan quản lý muốn xác định có đúng trái cây Trung Quốc dán nhãn mác ngoại hay không thì phải kiểm tra giấy tờ, chứng nhận, thậm chí truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là chúng ta vẫn chưa thực hiện được việc bắt buộc phải có chứng nhận nguồn gốc đối với hoa quả nhập khẩu, mặc dù đã có quy định nhưng không phải lúc nào cũng kiểm soát được. Trong khi nhìn bằng mắt thường thì không thể biết đâu là táo Mỹ, New Zealand, Trung Quốc cũng như chất lượng có đảm bảo hay không.